dẻo-dai. Văn-hoá Ấn-độ thiên-trọng về tình-cảm, mơ-màng và siêu-thực.
Những ngọn tháp Hời đứng cô-liêu trên đỉnh núi, xa với đô hội náo-nhiệt
đua tranh, đủ chứng-minh sự thích-ứng điều-hoà với hoàn-cảnh địa-lý khí-
hậu của người Chàm không thể lâu bền. Một giải đất eo-hẹp, ép vào một
bên núi cao, một bên biển cả, không đủ làm cơ-sở cho một nền văn-hoá
nông-nghiệp được, nếu có sự cạnh-tranh của một văn-hóa cũng nông-
nghiệp như văn-hoá Việt-Nam, sẵn có cơ-sở trung-châu Hồng-hà, lại tiếp-
thụ được của Trung-Hoa cái tinh thần thực-tiễn, lý-trí và nghị-lực. Xã-hội
Việt-Nam cơ-bản là làng-mạc, lấy « đình trung điếm sở » làm mục-tiêu
sinh-hoạt có tinh-thần xã-hội dân-chủ. Cho nên cùng một lễ nghi tôn-giáo
nông-nghiệp mà Lễ-Động-Thổ ngày đầu năm để khởi sự làm ruộng đất, ở
bên Tầu thì nhà vua ban đất cho chư-hầu về làm Lễ mà ở Việt-Nam thì tự
nền anh bô-lão mỗi làng lấy đất làm Lễ lấy cho làng mình. Mỗi làng đều có
cái đình làm đầu mối quan-hệ xã-hội ; quan-hệ tinh-thần và quan-hệ vật-
chất ở cả một chỗ. « Sống ở làng sang ở nước » cái ý-thức quần-cư lạc-
nghiệp quê cha đất tổ. « Sống về mồ về mả không sống về cả bát cơm », ấy
là ý-thức muốn phát-triển tập-thể, đi đến đâu mang theo cả một cơ-sở để
định-cư và có thể coi như những đồn-luỹ tiền phong của một nền Văn-hoá.
Người Chàm thiên về siêu-thực cho nên các công-trình kiến-trúc chỉ là kết-
quả một ý-thức có vẻ thụ-động, vì thế mà những sản-phẩm văn-hoá chỉ
dùng để tô-điểm cái thiên-nhiên sẵn có sự hùng-vĩ cho thêm phần bí-ẩn.
Những ngọn tháp Hời có đồ sộ nhưng kém ích-lợi cho nhân-sinh thực-tế.
Đấy là ý-tưởng siêu thoát nhờ cái ảo-lực ma-thuật của thiên-nhiên ngụ
trong tôn-giáo khiến người Chàm quan-niệm cuộc đời là phụ-thuộc hay quá
tạm-bợ. Vậy từ hoàn-cảnh địa-lý khí-hậu, tính-tình, từ điều-kiện sinh-hoạt
đến ý-thức, người Chàm đại-diện cho một vai trò không thích-ứng với
hoàn-cảnh. Một xứ bờ biển cần phải xúc-tiếp cởi mở giao-thông, một dân-
tộc nông-nghiệp thì cần phải có châu-thổ đồng điền, ấy là cái lý tất-nhiên.
Trái với lý ấy thì sớm chầy sẽ bị đào-thải. Cho nên dân Việt đã nỗ-lực vượt
khỏi miền Trung trên đường Nam tiến, không lấy đất Chàm làm mục-tiêu,
mà chính là miền Đồng-Nai mới là lẽ sống của xã-hội nông-nghiệp.