« Cuộc bành-trướng của các đám bình-dân Việt đã là sức mạnh của
Việt-Nam, cũng như ở Trung-Hoa. Cuộc di-dân đã biến-hoá đất Nam-kỳ
thành một xứ hoàn-toàn Việt-Nam cũng như đất Bắc-kỳ. Ngay dưới mắt ta
trong cảnh thái-bình, cuộc bành-trướng đó vẫn tiếp-tục khắp đất Cao-miên
và đất Lào ».
Cái sức Nam-tiến ấy cũng được ngọn bút của nhà bác-cổ học
Aurousseau dẫn-chứng rất tinh-tường và kết-luận :
« Những yếu-tố, những sức mạnh có thể tiêu-diệt một quốc-gia mới
thành-lập, đều vô hiệu-quả trước sức sống mãnh-liệt của người Việt-Nam.
« Dân-tộc Việt-Nam chiếm-đoạt các đồng-bằng Bắc-bộ ngay từ cuối
thế-kỷ thứ ba trước Tây-lịch. Xã-hội Việt-Nam trở nên phồn-thịnh tại đó.
Lần-lần các làn sóng người di-cư tiếp-tục tràn-lan mãi về phía Nam, để tới
một điểm xa nhất trong cuộc bành-trướng mà người Bách-Việt khởi từ thế-
kỷ thứ bốn trước Tây-lịch.
« Người Việt tới Trung-phần Trung-bộ ngay cuối thế-kỷ sau. Tới đây
dân-tộc Chiêm-thành chặn họ lại một thời-kỳ khá lâu. Người Việt vẫn giữ
được cái đà bành-trướng như một sức mạnh ầm-ỹ, và sau một cuộc tiến-
triển, sau nhiều năm chinh-chiến, đã thắng được kẻ thù Chiêm-thành vào
năm 1471 để tiến mãi về phía Nam, tới Qui-Nhơn cuối thế-kỷ thứ 15, tới
Sông-Cầu 1611, Phan-Rang 1653, Phan-Thiết 1697, Sài-gòn 1698, Hà-tiên
1714. Cuối cùng trong nửa đầu thế-kỷ 18, người Việt thực-hành xong công-
cuộc bành-trướng của dân-tộc, và chiếm trọn đất-đai Nam-bộ hiện-thời ».
Và Đại-uý Gosselin trong L’Empire d’Annam có nhận-chân tính-cách
thống-nhất của dân-tộc Việt-Nam như sau :
« Hết thảy các sử-gia có nhiệt-tâm tìm sự thật đều phải công-nhận
rằng : Khi để chân lên đất Việt-Nam, người Pháp đã phải đụng-chạm với
một dân-tộc thống-nhất, thống-nhất một cách không thể ai ngờ tới, từ các
miền cao-nguyên thượng-du Bắc-Việt cho đến biên-giới Cao-Miên, thống-
nhất về đủ các phương-diện nhân-chủng, cũng như chính-trị và xã-hội ».