KHU-VỰC ĐÔNG-NAM-Á VỚI CUỘC GẶP GỠ
ĐÔNG TÂY CẬN ĐẠI
Đông-phương và Tây-phương từ lâu đã từng xúc-tiếp giao-dịch như
di-tích khai-quật ở Oc-Eo cửa bể Cửu-Long đã chứng-thực. Nhưng cuộc
gặp-gỡ và tiếp-xúc thực trở nên sâu rộng là kể từ sau cuộc cách-mệnh kinh-
tế và chính trị ở Âu-Tây thế-kỷ XIX vậy.
Theo sử Tầu thì 166 sau Thiên-Chúa đã có người lái buôn La-Mã qua
Trung Hoa, đi ngang đất Việt-Nam bấy giờ là Giao-Châu. Đời Tam-Quốc
bên Tầu, khoảng 266 sau Thiên-Chúa cũng có lái buôn La-Mã đến kinh-đô
Giao-Châu. Nhưng thực ra thì suốt thời Trung-cổ, Thượng-cổ người Âu-
Tây chưa biết rõ Á-Đông lắm. Sau cuộc chiến-tranh Thập-Tự-quân, người
Âu mới bắt đầu tiếp-xúc nhiều với người Á, việc buôn-bán trao-đổi hàng
hóa mới phồn-thịnh. Và kể từ đấy bọn lái buôn A-Rập đứng trung-gian
giữa Ấn-Độ, Trung-Hoa với Âu-Châu, để đem phẩm-vật sang Âu-Châu
như hương-liệu, gia-vị, ngọc-ngà, tơ-lụa, đồ gốm, đồ thêu, thảm v.v… Bọn
này đi hai con đường, đường bộ từ Hắc-Hải qua Trung-bộ Á-Châu để tiếp-
nối vào « con đường lụa » (route de la soie) đến nước Tầu ; đường thủy qua
các hải-đảo Đông-Nam-Á, Ấn-Độ-Dương đến Hồng-Hải sang cảng
Alexandrie bên Ai-Cập để rồi chuyên-chở sang thành Venise qua Địa-
Trung-Hải.
Thế kỷ XIII người Ý-Đại-Lợi (Italie) là Marco-Polo, chu-du sang
Trung-Hoa ở lại 17 năm, làm quan với triều nhà Nguyên, có đi ngang qua
Việt-Nam để tới Chiêm-Thành. Về nuớc ông có viết bộ Đông-Phương
Kiến-Văn-Lục nói đến xứ Bắc-kỳ, khoa-trương sự phồn-thịnh và mỹ-lệ của
người Á-Châu khiến cho người Âu-Châu rất chú-ý.
Chừng nào người A-Rập làm chủ Địa-Trung-Hải phía Đông thì việc
buôn-bán càng ngày càng trọng-đại và phát-triển không ngừng giữa thiên-
hạ Địa-Trung-Hải với Á-Châu hay là như bấy giờ người ta thông-dụng là «