(Turc) chiếm Constantinople (Công-tăng-ti-nốp) thì dân Bồ chưa vượt khỏi
đất Gambie ở Phi-Châu. Ba mươi năm sau họ mới tới Congo. Năm 1486-
1487 Diaz mới vượt khỏi Hảo-Vọng-Giác (Cap Bonne Esperance). Cuối
thế-kỷ XV (1498), thuyền buôn Bồ-Đào-Nha do Vasco de Gama vòng
quanh Hảo-Vọng-Giác, căng buồm chạy thẳng sang quần-đảo Gia-Vị, tức
là đất Ấn vậy.
Mặt khác, Espagne (I-pha-nho) khuyến-khích thủy-thủ của mình, theo
thuyết của Toscanelli dạy rằng trái đất tròn, người ta có thể tìm đến « quần-
đảo Gia-Vị » bằng con đường phía Tây. Năm 1492 Colomb căng buồm dạt
tới bờ biển Trung-Mỹ, tưởng đấy là « quần-đảo Gia-Vị » nên đã đặt tên là
đất Ấn miền Tây. Cách đấy hai mươi năm sau Magellan dẫn một phái đoàn
vòng phía Nam-Mỹ, vượt qua Thái-Bình-Dương mênh-mông để dạt tới bờ
biển Á-Châu. Đất Ấn chính-thức là Đông-Ấn mới thực tới nơi, bằng con
đường phía Tây. Thế là Thái-Bình-Dương, Đại-Tây-Dương và Ấn-Độ-
Dương mới được chinh-phục.
Từ đấy về sau mở ra một kỷ-nguyên mới cho sự tiếp-xúc giữa Đông-
phương với Tây-phương, tiếp-xúc bằng đường bể, mà Đông-Nam-Á đứng
trung-gian vậy.
Từ khi Vasco de Gama tìm qua Hảo-Vọng-Giác người Bồ-đào-Nha
mới thiết-lập Tổng-Đốc-Phủ ở thành Goa bên Ấn-Độ làm nơi căn-cứ cho
việc buôn bán. Magellan vâng lệnh Vua Espagne (1519) từ Nam Mỹ-Châu
vào Thái-Bình-Dương, tìm tới quần-đảo Phi-Luật-Tân, rồi thì người Âu
mới kế-tiếp theo nhau sang phương Đông. Sau khi lấy được Malacca, người
Bồ-Đào-Nha sai sứ sang Tiêm-La và nhiều lần đến viếng bờ-biển Việt-
Nam.
Vào cuối thế-kỷ XVI người ta thấy có một người Bồ-Đào-Nha và một
người Y-Pha-Nho giúp việc tại triều-đình Cao-Mên. Đến thế-kỷ XVII
người Âu mới bắt đầu giao-thiệp với Việt-Nam một cách tiếp-tục. Những
người đến lúc đầu là vì mối lợi kinh-tế, hoặc vì mạo-hiểm phiêu-lưu, hoặc
nữa vì việc truyền-giáo, vì bấy giờ ngoài đạo Gia-Tô, người Âu cho tất cả