là vô-thần mê-tín. Tựu-trung sự gặp gỡ giữa Đông-phương và Tây-phương
bắt đầu bằng sự buôn bán và truyền-giáo.
Xã hội Nông-nghiệp với Xã hội Công-thương
Trải qua hơn hai thế kỷ, sự có mặt của các người Âu hoạt-động ở các
vị-trí ven bể và ở các hải-cảng không ảnh-hưởng gì vào nền-móng kinh-tế
của các xã-hội Âu-Châu dựng trên cơ-cấu nông-thôn. Âu-Tây bấy giờ chưa
cơ-khí-hoá hãy còn thuần thuộc tính-chất thương-mại, không có gì để bán
cho Á-Châu, vì sản-phẩm của họ là sản-phẩm thủ-công, không có thể cạnh
tranh được với sản-phẩm cũng thủ-công nhưng khéo-léo hơn của Á-Châu.
Trái lại họ đến để mua hơn là để bán. Họ mua các chất gia-vị quí-báu kia,
họ chưa có ý muốn chiếm đất-đai, mà đặt quyền kiểm-soát, đường giao
thông thương-mại quốc-tế nhờ có một số căn-cứ chiến-lược. Nhưng thiếu
người và tài-liệu, nước Bồ-Đào-Nha bấy giờ không thực-hiện nổi nhiệm-vụ
ấy và hơn nữa không đủ tư-cách xây-dựng nên một đế-quốc ở Á-Châu, trên
ba chân vạc Goa, Malacca và Ma-cao, nghĩa là toàn-thề Đông-Nam-Á.
Thế-kỷ XVI, XVII, ngoài việc buôn bán có đem lại thêm một việc mới nữa
là cuộc chiến-tranh Thập-Tự chống với Hồi-giáo ở các quần-đảo Đông-
Nam-Á mà quân Bồ-Đào-Nha với quân Y-Pha-Nho đã điều-động với sắt
lửa.
Việc thất-thủ Vương-quốc Malacca và việc tiêu-trừ dân Hồi-giáo khỏi
địa-điểm ấy đã thiên-dịch nền thương-mại của dân Hồi sang phía Bắc đảo
Sumatra và một phần Tây Java. Do đấy mà triều-đại Achel và Bantam nổi
lên, còn các vua chúa bản-xứ của Malacca xưa rút về Johore, tiếp-tục tranh-
đấu chiếm lại kinh-đô cũ của họ. Japara nhiều phen tấn-công vào Malacca,
trung-tâm thương-mại của quần-đảo bấy giờ. Đứng trước ba bề bốn bên
thù-địch, quân Bồ-Đào-Nha nhờ vào khí-giới tinh-nhuệ, nhất là trọng-pháo
và hải-quân đã cầm-cự nổi, nhưng lại thất-bại đối với nền kinh-tế của Hồi-
giáo.