Nhưng thực-tế mà nói thì bấy giờ phần lớn thương-mại ở quần-đảo là
do tay người Tầu và người Ấn nắm cả, họ đến đấy trao-đổi đồ-gốm, vàng
bạc và tiền của Tầu, hàng-sa, vải, san-hô và ngọc-thạch của Ấn-Độ, lấy hồ-
tiêu gia-vị, dầu-hồi, thiếc, và gỗ thơm. Muốn có hồ-tiêu và thiếc là hàng-
hóa người Tầu đòi-hỏi, vương-quốc Achel và Bantam theo đuổi một chính-
sách bành-trướng lãnh-thổ. Khoảng 1607-36, thế-lực Achet bá-chủ bờ bể
phía Bắc và Tây-Bắc đảo Sumatra với một phần bán-đảo Mã-lai. Thế lực
Bantam bành trướng hai bên eo-biển La Sonde. Tuy-nhiên thương-nghiệp
phát-triển như thế mà ở đảo Java nội-địa nông-nghiệp lại phục-hưng lên cơ-
hồ lấn-át cả hoạt-động ở ven biển. Kể từ 1582 Mataram đã chinh-phục khắp
lãnh-thổ phía Đông và ở Trung-bộ đến mãi Cheribon tại bờ biển. Y bèn
chinh-phục nốt các đô-thị phồn-thịnh trên bờ biển mà đô-thị chính là
Sourabaya rất phong-phú thời bấy giờ, nhờ buôn bán giao-dịch với các đảo
Moluques và Borneo. Các đô-thị thương-nghiệp cạnh-tranh lẫn nhau nên
không sao liên-hiệp đặng với nhau để chống nổi thế lực của Mataram, cho
nên tất cả các đô-thị thương-nghiệp đều bị thất-thủ.
Song sự phục-hưng một quốc-gia thống-nhất ở trong nội-địa đảo Java
trên cơ-sở kinh-tế nông-nghiệp phong-kiến không có gì vững-vàng bền-
vững. Nhà vua cố biến các Vương-quốc Chư-hầu thành quí-phái của triều-
đình bằng liên-hệ hôn-nhân, nhưng triều-đại Mataram cũng không vì đấy
mà tránh khỏi sự suy-vong. Bởi vì sự thống-nhất ấy bị sự cạnh-tranh phá-
hoại của các liên-đoàn buôn-bán Hòa-Lan đang phát-triển ở bên ngoài.
Người Bồ-Đào-Nha chỉ tập-trung vào eo-biển Malacca, chưa để ý đến eo-
biển La Sonde bấy giờ là một con đường thứ hai dẫn đến « đảo Gia-vị ».
Chính do con đường này mà các thế lực cạnh-tranh đột-nhập vào khu-vực
Đông-Nam-Á. Trước hết là người Anh, sau cuộc thắng trận thủy-quân Y-
Pha-Nho Armada, bèn tổ-chức liên-đoàn Đông-Ấn mà đại-biểu đến lập cơ-
sở ở tại Bantam ba năm sau.
Năm 1596 người Hòa-Lan cũng xuất-hiện ở tại đấy. Năm 1601, họ
thắng một trận thủy-quân quyết-liệt với người Bồ-Đào-Nha ngoài khơi
Bantam, và dựng nên một liên-đoàn Đông-Ấn liên-hiệp gọi tắt là V.O.C. nó