giờ còn tôn-thờ sự thống-nhất trên danh nghĩa vì dân-tộc qua vua Lê đứng
làm hư-vị. Hai Chúa đều muốn cậy vào thế-lực ngoại-quốc để tranh-dành
chính-nghĩa thống-nhất dân-tộc, nên đã đối-đãi niềm-nở với người Âu-châu
đến buôn bán giao-dịch thời ấy.
Người Bồ-đào-Nha đã đến Đông-dương trước cũng như ở Nam-
Dương quần-đảo, và họ thân-cận ngay được với Chúa Nguyễn hơn. Ngoài
việc đem bán binh-khí, súng đại-bác, vật-liệu để làm thuốc súng, lại còn có
một người Bồ tên là Jean de la Croix tới Đường-trong năm 1615 lập lò đúc
súng gần Huế bây giờ.
Thế-kỷ XVIII chúa Nguyễn đã muốn lợi dụng khoa-học của Âu-Tây
nên dùng nhiều giáo-sĩ Gia-Tô giúp việc ở triều-đình. Chúa Hiền dùng
giáo-sĩ Da Costa làm thầy thuốc, Chúa Minh dùng giáo-sĩ De-Arnedo để
dạy toán học và các giáo-sĩ Bồ, Sama, Pirès, de Lina để dạy thiên-văn cùng
toán-lý. Chúa Võ dùng giáo-sĩ người Đức về việc thiên-văn toán-lý và ngự-
y. Người Bồ-đào-Nha tiếp-súc với Việt-Nam xứ Đường-trong lấy Hội-an
(Faifoo) làm căn-cứ giao-dịch. Ở đấy đã có người Tàu, người Nhật buôn
bán từ lâu rất là sầm-uất. Hàng năm vào khoảng đầu năm Âm-lịch các tàu
bè Trung-Hoa hay Âu-Tây từ Trung-Hoa, Nhật-Bản, Phi-Luật-Tân hay
Malacca chở đến đồ sứ, giấy, kim-khí, lưu-huỳnh, diêm-sinh, chè, bạc thoi,
binh-khí, dạ nỉ, vải vóc và mua sản-vật bản-xứ đem đi như tơ lụa, gỗ mun,
trầm hương, quế, hồ tiêu, thóc gạo. Trao đổi xong sau 6, 7 tháng tàu bè lại
kéo neo ra đi.
Sau người Bồ-đào-Nha đến người Hòa-Lan. Ban đầu Chúa Nguyễn
đối đãi tử-tế, nhưng về sau thấy họ có ý giúp Chúa Trịnh thì sinh lòng ác-
cảm nên người Hòa-lan phải bỏ đi.
Ở Đường-ngoài, Chúa Trịnh không dùng giáo-sĩ mà chỉ mong đợi
được võ-lực Âu-Tây giúp trừ diệt đối phương là chúa Nguyễn. Chúa Trịnh
cho người Hòa-Lan lập thương-quán ở Hiến-Nam hay là Phố-Hiến tỉnh
Hưng-Yên. Ít lâu sau người Hòa-Lan lại được lên Kẻ-Chợ là Hà-nội để