sẽ diệt hết đối-phương cạnh-tranh. Năm 1605 người Bồ-Đào-Nha bị đuổi ra
khỏi đô-thị Amboine và nơi đây trở nên trung-tâm hoạt-động của người
Hòa-Lan, ở đảo Moluques. Coen chiếm Jakarta năm 1619 cho xây ở đấy
một thành-trì đặt tên là Batavia, Chẳng bao lâu người Anh cũng phải bỏ cơ-
sở của mình trên đảo Java cho người Hòa-Lan và sau khi Malacca thất-thủ
(1641) thì một mình liên-đoàn Đông-Ấn Liên-Hiệp V.O.C bá-chủ tất cả thị-
trường. Tuy vậy mà liên-đoàn cũng không phải thế-lực độc-nhất về đất-đai
và kinh-tế. Nó chỉ có một số căn-cứ ở Java, Sumatra, Moluques và trên
bán-đảo Mã-Lai, cho phép nó kiểm-soát một phần nào thị-trường gia-vị.
Phần thương-mại của nó trên quần-đảo so với hoạt-động của người Á-Châu
còn kém xa. Nhưng các yếu-tố mới bắt đầu xuất hiện, chính-sách độc-
quyền Gia-vị ở Moluques do liên-đoàn Đông-Ấn thi-hành làm cho sự
thịnh-vượng của các đảo ấy suy-sụp, lôi cuốn các vương-quốc vào vòng
thế-lực của nó. Năm 1641 bắt đầu sự bành-trướng thế-lực Hòa-Lan trên
quần-đảo Nam-Dương và sự diệt-vong các thế-lực vương-quốc bản-xứ vậy.
Thế-lực công-ty thương-nghiệp Liên-đoàn Đông-Ấn trước hết độc-quyền
các đường giao-thông trên biển Đông-Nam-Á và chinh-phục các đô-thị ở
bờ-biển, sớm chầy chi-phối tất cả thế-lực chính-trị nội-địa của các xã-hội
kinh-tế nông-nghiệp, vì một bên lưu-động đổi mới tiến-bộ về kỹ-thuật, một
bên định-cư bảo-thủ.
Tình-hình ấy cũng diễn ra trên bán-đảo Đông-Dương hay Ấn-độ Chi-
na. Kể từ thế kỷ XVI người Âu gọi phần đất Việt-Nam từ sông Linh-giang
trở vào Đường trong là Cochinchine, và phần đất từ Linh-giang trở ra
Đường-ngoài là Tonkin hay Tonquin. Chữ Cochinchine do chữ Cauchi-
china tiếng Y-pha-nho và Caoci-Cina tiếng Ý-Đại-Lợi mà ra, nguyên từ chữ
Tàu Kiaotche (Giao-Chỉ) rồi sau thêm vào chữ China (Tàu). Như thế chữ
Cochin-China có nghĩa là đất Cochin ở Tàu có phân-biệt với đất Cochin ở
Ấn-độ trên bờ biển Malabar thuộc Anh. Còn chữ Tonkin là phiên-âm chữ
Đông-kinh tức là Thăng-long hay Hà-nội vậy.
Người Âu-Châu đến đông-đảo ở Việt-Nam vào thời Nam-Bắc phân
tranh xẩy ra trong cuộc Nam-tiến của dân-tộc. Hai chúa Nguyễn, Trịnh bấy