Thực cũng mỉa mai, giới trí-thức thời bình thì phản dân-tộc để tranh
nhau địa-vị, thời biến thì bỏ dân tộc mà chạy lấy thân. Cho nên các nhà vua
khai-sáng là những người cảm-thông sâu-xa với nguyện-vọng dân-tộc, vì
dân-tộc mà tranh-đấu, vì dân-tộc mà hy sinh, việc đầu tiên là phục hưng lại
văn-hóa dân-tộc, như Đinh-tiên-Hoàng, khi dành độc-lập rồi liền phục-
hưng ngay Phật-giáo và Đạo-giáo đi đôi với Khổng-giáo lấy tinh-thần Tam-
giáo làm Quốc-học. Vì tinh-thần Tam-giáo là tinh-thần tổng-hợp không
độc-tôn Khổng-giáo như ở bên Tầu, đấy chính là tinh-thần văn-hóa dân-tộc
vậy. Nay muốn biết cái tinh-thần của văn-hóa chế-độ Lý Trần thế nào, như
Nguyễn-trọng-Thuật đã viết ở Nam-Phong số 167, nên đọc những lời chỉ
dụ của hai vua nhà Trần như sau này. Đời Minh-tôn hoàng-đế, các quan
triều là Lê-bá-Quát, Phạm-sư-Mạnh, muốn thay đổi chế-độ theo Tàu. Ngài
nói : « Nam Bắc khác nhau, quốc gia đã tự có hiến-chương riêng rồi
國家
自有成憲南北各異 »
Đời Nghệ-tôn Hoàng-đế, Ngài thường nói : « Tiền triều ta lập quốc đã
tự có pháp-độ riêng chứ không theo của nhà Tống. Bởi vì Nam Bắc đều tự-
chủ lấy nước mình, không nên phóng chép của nhau. Duy từ niên-hiệu Đại-
trị (1358-69) nhân bọn thư-sinh chấp-chính, họ không hiểu cái ý sâu lập-
pháp của tổ-tôn, bèn đem cả phép cũ mà đổi dựa theo như tục Tầu, như là
những việc về y-phục ca-nhạc, còn nhiều việc khác nữa. Vậy từ nay việc
chính-trị buổi đầu nhất-thiết phải tuân theo về điển-lệ năm Khai-Thái
(1324-1329). Coi đó thì biết văn-hoá Lý, Trần khác với của Tống, mà cái
sự-nghiệp Lý Trần không phải ngẫu-nhiên đâu ».
Như thế đủ chứng-minh rằng các nhà khai-quốc Việt-Nam thường ý-
thức cái nguyện-vọng của nhân-dân, cái động-cơ thúc-đẩy dân Việt-Nam
muốn làm Việt-Nam, tức là cái ý-chí độc-lập, tự-do vậy. Điều ấy, trí-thức
Việt-Nam hiện nay có người không nhận, hay không biết, nhưng học-giả
Pháp đã sớm nhận-thức, cho nên ông Demieville, năm 1924 đã viết :
« Ngay buổi đầu những triều-đại dân-tộc của Việt-Nam đề cao Đạo-
giáo và nhất là Phật-giáo. Khi vua Đinh-tiên-Hoàng năm 971 dựng hệ-
thống cấp-trật quan-chức, ông đặt giáo-phẩm của Đạo-giáo hay Phật-giáo