Ngay từ thời Sĩ-Nhiếp đầu kỷ-nguyên Thiên-Chúa, theo như lời trong
bức thư của Viên-Huy (207) từ Giao-Châu gửi về Tàu nói :
« Anh em Sĩ-Nhiếp đều chia ra các quận, mỗi người hùng-trưởng một
châu, rộng đến vạn dậm, uy-nghiêm tôn kính không có ai hơn. Khi ra vào
chuông khánh vang lừng đủ mọi nghi-vệ thổi sáo, đánh trống. Xe ngựa đầy
đường. Những người Hồ đi theo hai bên xe đốt hương thường thường có
đến vài mươi… ».
Đấy là phong-tục tôn-giáo chính-trị giống như ở xã-hội Ấn-độ với tôn-
giáo Bà-la-môn thời xưa. Đủ tỏ ảnh-hưởng văn-hóa Ấn-Độ hay Dravidien
đã sẵn có ở Giao-Châu rồi trước khi xúc-tiếp với Trung-Hoa. Khảo-cứu về
sự bành-trướng của Phật-giáo Ấn-độ ra ngoài đất Ấn, Bác-sĩ Migot gần đây
cũng kết-luận như Trần-văn-Giáp rằng :
« Theo dư-luận điển-hình thì chính Trung-Hoa đã tiếp-thụ Phật-giáo ở
Ấn-độ rồi đem sang Trung-Việt Bắc-Việt. Điều ấy chỉ có một phần đúng và
những sự liên-lạc chiến-tranh hay ôn-hòa vô kể giữa hai nước chắc hẳn đã
có kết quả đem cho người Việt tôn-giáo của kẻ chiến-thắng là Phật-giáo
Đại-Thừa. Nhưng những khảo-cứu mới đây đã chứng tỏ rằng đấy không
phải con đường độc-nhất. Người ta chú-ý đến con đường bể truyền thẳng từ
Ấn-Độ sang.
« Giữa thế-kỷ thứ III và thứ VI kỷ-nguyên T.C. ở Việt Nam là thời-
toàn thịnh của Phật-giáo Ấn do các nhà sư hay giáo-sĩ Ấn, Nguyệt-Thị,
Khương Cư, đem tới, và danh-tiếng của Phật-giáo Việt-Nam đã lớn rộng
đến nỗi học-giả Tần Mậu-Bác (170) muốn học Phật phải sang đất Giao-
Châu. Sự du-nhập ấy là do đường bể và có nhiều giáo-đồ tiếp-tục theo con
đường ấy, rất được tín-đồ Việt-Nam hoan-nghênh. Các nhà du-lịch cũng
như lái buôn cũng có công giúp vào sự du-nhập hòa-bình ấy. Không phải
chỉ các người bình-dân mà các học-giả cũng nhiều đã tìm dịch kinh sách
Ấn-Độ.
« Vào năm 580 bắt đầu cuộc du-nhập Phật-giáo lần thứ hai, lần này do
từ bên Tàu sang dưới ảnh hưởng của Ti-ni-da-lưu-chi (Vinitaruci), Ông này