một giai-cấp riêng-biệt tuy cũng là người như mọi người dân khác. Các
cấp-trật lập-thành một tổ-chức hành-chánh đông-đúc.
« Cũng như ở các nước khác trong Đông-Nam-Á, Tôn-giáo đặc-biệt
về cái tinh-thần dung-hòa tổng-hợp. Đạo Civa, đạo Phật, đạo Vishnou sống
chung cạnh nhau, có lúc đạo này ưu-thế có lúc đạo kia, tùy theo sở thích
của nhà vua. Sự hợp-hóa ấy biểu-thị ra nghệ-thuật và văn-chương giải-thích
cơ-cấu của xã-hội là ở Ấn độ thì đạo Bà-la-môn liên-kết với trật-tự xã-hội,
ở đây chỉ là một tôn-giáo của triều-đình, không ảnh-hưởng đến đại-chúng,
vẫn trung-thành với tín-ngưỡng tổ tiên và chư-vị thần-linh. Nhưng rồi chính
những tín-ngưỡng truyền-thống ấy thấm-nhuần vào văn-hóa quí-tộc. Các
ngôi điện-đài chứng minh sự hỗn-hợp thân-mật giữa tín-ngưỡng tổ-tiên và
tư-tưởng từ Ấn-độ sang. Các ngôi đền-đài ấy do các vua chúa dựng lên để
phụng sự chính tôn-giáo của mình và để thờ chính tổ-tiên mình nữa : tượng
thần Civa, Vishuou, Harihara, Lakshmi, Parvati, Bồ-tát ở trong các điện-đài
ấy biểu-thị phần lớn các vua chúa dưới sắc thái thần-linh mà khi chết đi
linh-hồn họ sát nhập vào.
« Nghệ-thuật Khmer đến chỗ tuyệt-đích với kiểu tượng-trưng của đền
Bayon, giữa Ankor Thom.
« Ở bàn thờ chính giữa có một pho-tượng vĩ-đại bằng đá hình-dung
đức Boudharaja, tương-đương của Phật-giáo với ngôi « Thượng-đế-vua »
của đạo Civa, và là hình-ảnh điển-thánh phong-thần của vua khai sáng. Một
vòm vàng bao trùm, chung quanh có năm chục vòm nhỏ chồng-chất lên
nhau thành một khối hỗn-độn đáng chú-ý. Tất cả đều có bốn mặt tượng bồ-
tát Quan-Âm khổng-lồ với nụ cười thần-bí, biểu-thị quyền-thế nhà vua che
chở bốn phương của lãnh-vực. Từ đền Bayon chạy ra năm con đường lát đá
đến năm cửa vĩ-đại : Những đường ấy, bao-lơn hình rắn thần Nagas là để
tượng-trưng cho cái cầu vồng ma-thuật nối địa-giới với thiên-đường. Tuy-
nhiên nét đáng chú-ý nhất là những cảnh sinh-hoạt thân-mật trong gia đình
mà lưỡi đục của nhà điêu-khắc đã pha trộn với những sự-tích anh-hùng ca
lịch-sử, trên tường đá tại hành lang : chỗ này cảnh đi câu đồi-mồi, chỗ kia