thuế bằng vàng, bạc, trân châu, dầu thơm. Họ có sách vở, và có kho tàng
chứa sách và đồ vật quí. Chữ viết của họ giống với chữ viết của rợ Hồ ở
Trung-bộ A-tế-A ».
Dưới triều-đại Jayavarman khoảng thế-kỷ thứ V thứ VI là thời cực
thịnh của thế-lực Phù-Nam. Người ta thấy phát-triền đồng-thời cả ba tín-
ngưỡng Si-va, Vich-nou và Phật tiểu-thừa. « Nhân dân buôn bán đồ vàng
bạc và tơ lụa. Họ đúc vòng, xuyến bằng vàng, và bát đĩa bằng bạc. Các ông
lớn mặc đồ gấm-vóc, kẻ nghèo khoác một mảnh vải. Nhà vua ở trên lầu, đi
ra cưỡi voi, cùng với Phi-tần và quần-thần. Dân quê không đào giếng, mà
có một bể nước chung. Để tiêu-khiển, họ xem chọi gà, lợn. Họ không có
nhà tù ».
Nhưng rồi thế-lực Phù-Nam không chống-đối nổi với thế-lực Khmer
chiến-sĩ hung-tợn đang bành trướng ở trên bờ Mékong phía trên. Đến thế-
kỷ thứ VII thì Phù-Nam sau năm trăm năm hùng cường ở Đông-Nam-Á đã
bị thế-lực Khmer tiêu-diệt.
Champa
Phía Đông nước Phù-Nam là nước Champa, hay Chàm, Hời, mà kinh
đô khởi-thủy đặt ở Lâm Ấp tức Huế bây giờ. Về sau người Tầu gọi là
Chiêm-thành.
Khi bắt đầu lịch-sử Chiêm-Thành, vào thế-kỷ thứ III sau Thiên-Chúa
thì nhóm người Chàm đã Ấn-độ hóa rồi. Giòng-dõi Chàm là con cháu của
thần-linh Civa một thần-linh của dân-tộc Dravidien miền Nam Ấn-độ đẻ ra
tôn-giáo Civa. Tên vua của họ như Gangaraja (415) hay Indravarman III
(959) đủ nhắc nhở đến quê-hương Ấn-độ. Tôn giáo chính-thống của họ là
thờ-phụng Civa, mà đền thờ chính dựng ở Mi-sơn (Quảng-Nam bây giờ).
Đền thờ Linga tối cổ dựng vào khoảng 400 tại Mi-Sơn. Còn một đền thờ
chinh nữa của dân Chàm là Po-Nagar ở Nha-Trang thờ Dương-khí của
Civa. Nhưng đồng-thời Phật-giáo cũng thịnh-hành. Vua Indravarman II
cũng mang tên hiệu là Parama-buddhaloka, có thiết dựng năm 875 ở Đông-