Nghĩ rồi liền đứng ra tâu:
- Tôi là Thạch Ngọc, xin đứng bảo lãnh cho Địch vương thân.
Vua nhận lờn, bèn cho Thạch Ngọc đứng bảo lãnh.
Địch Thanh được người bảo lãnh rồi, liền đem tờ sanh tử trạng dâng lên
vua rồi cầm đao lên ngựa đánh với Vương Thiên Hóa. Khác với lần trước,
lần này Địch Thanh đánh Vương Thiên Hóa đỡ không kịp. Mới được ba
hiệp, Vương Thiên Hóa đã quày ngựa bỏ chạy, bị Địch Thanh chém sả một
đao đứt làm hai đoạn.
Chém Vương Thiên Hóa xong, Địch Thanh xuống ngựa vào ra mắt vua.
Vua cả mừng liền khiến Địch Thanh thay đồ khôi giáp, mặc đồ triều phục
theo hàng nhứt phẩm.
Các quan triều thần ai nấy đều khen Địch Thanh, duy có Bàng Hồng quỳ
tâu:
- Vả Địch Thanh tuy là hoàng thân quốc thích, song không có chức phận gì,
lại dám vô lễ giết một đại thần trước mắt bệ hạ, lẽ ra phải trị tội, sao bệ hạ
lại phong đến nhứt phẩm triều đình, tôi e nhân tâm bất phục, xin bệ hạ xét
lại.
Lời bàn:
Trong chổ quyền uy bao giờ cũng chứa đựng những âm mưu hãm hại lẫn
nhau. Từ xưa đến nay, triều đình nào cũng vậy, có kẻ nịnh thì cũng có kẻ
trung.
Kẻ nịnh bao giờ cũng hành động theo mục đích riêng của mình, để chiếm
đoạt danh lợi, còn kẻ trung thì không kể đến cá nhân mình, mà chỉ làm
những việc ích nước lợi dân.
Thái độ và việc làm của những kẻ nịnh cũng theo thời gian mà thay đổi,
cho nên mỗi thời đại hành động của kẻ nịnh cũng khác đi ít nhiều.
Lời xưa có nói: Đại gian tợ tín, đại nịnh tợ trung.
Lời nói của kẻ nịnh rất nguy hiểm, bao giờ cũng làm cho kẻ thiếu ý thức
phải tin tưởng, và cho là lẻ phải. Bởi vậy kẻ đang nắm quyền hành phải
sáng suốt, đề phòng những lời nói của kẻ nịnh. Làm được việc này rất khó,
nhưng không làm được thì tai hại không nhỏ.