muốn chết.
Bàng Hồng nghe Địch Thanh tâu như vậy thì có lòng mừng, liền xen vào:
- Lời của Địch vương thân tâu cũng phải. Việc đấu võ tất nhiên phải có hơn
thua. Vậy xin bệ hạ truyền cho Địch vương thân phải làm một sanh tử
trạng, hễ ai dở thì chết không được nói tiếng chi.
Vua nói:
- Vả việc thi võ đây là trẫm muốn biết tài chư tướng chớ chỗ này không
phải là chỗ chinh chiến, cũng không phải là chỗ gây cừu óan, sao lại quyết
lòng muốn giết nhau như vậy? Nếu làm như vậy Địch Thanh có bề nào thì
không khỏi mẩu hậu khiển trách trẫm.
Địch Thanh nghe mấy lời của Bàng Hồng tâu, và mấy lời phán của thiên tử
thì nghĩ thầm:
- Quân gian tặc có ý muốn hại ta, nên mới nài tờ sanh tử trạng, nhưng nó lại
không biết là nó sẽ làm hại Vương Thiên Hóa. Thôi để ta xin quyết đấu,
may ra thiên tử cũng nghe theo.
Địch Thanh liền tâu:
- Xin bệ hạ cho tôi làm tờ sanh tử trạng, nếu không thì khó định hơn thua.
Vua nghe tâu chưa kịp phán thì Lộ Huê vương đã xen vào:
- Địch hiền huynh chớ nên làm như vậy, nếu làm tờ ấy mà hiền huynh có bề
nào thì mẫu hậu trách cứ bệ hạ chớ chẳng không đâu.
Địch Thanh nói:
- Không hề chi, cứ để cho tôi làm tờ ấy, còn không thì tôi không thể nhậm
chức.
Vua thấy Địch Thanh nài nỉ phải nhận lời, nhưng truyền chỉ hai bên đều
phải có một vị đại thần bảo lãnh.
Khi ấy Vương Thiên Hóa thì có Bàng Hồng bảo lãnh, còn Địch Thanh thì
không ai bảo lãnh cả, vì các vị đại thần đều sợ chẳng may mà Địch Thanh
có bề nào thì ắt không khỏi bị thái hậu khiển trách.
Lúc ấy Thạch Ngọc nghe Địch Thanh tâu như vậy thì đã hiểu ý nên nghĩ
thầm:
- Đường đao của Địch Thanh trội hơn Vương Thiên Hóa rất nhiều, mà lúc
nãy Địch Thanh chỉ đỡ mà không đánh thì chắc có ý chi đây.