Chí Cang cũng tạo dựng lại được thanh thế. Chàng nắm hết ngành trà từ
Bắc xuống Nam. Rồi còn dược liệu, da thú… cũng không ai cự lại.
Sự thành công của Chí Cang trên thương trường cũng không làm cuộc đời
của Tuyết Hà khá hơn. Nàng vẫn là cây đinh trong mắt La phu nhân, vẫn là
cái gai nhức nhối trong tim chồng.
Đến Thừa Đức, Chí Cang lại cưới thêm một bà vợ khác.
Thẩm Gia San – Một cô gái con nhà khuê các, có nét đẹp dịu dàng, đôn
hậu. Vừa về nhà họ La là đã được La phu nhân xem như dâu hiền. Như
không để Chí Cang thất vọng, qua năm sau, Gia San đã sinh cho Cang một
mụn con trai – Ngọc Lân, từ đó Tuyết Hà lui vào một góc khuất khiêm tốn.
Tuyết Hà không buồn tủi với vị trí mới của mình. Chẳng nghĩa lý gì. Chủ
hay tớ cũng thế thôi, vì mục đích của cuộc đời là chờ đợi.
Nhưng ngày qua ngày, tháng năm trôi qua, hy vọng càng lúc như càng xa
vời, mọi thứ đã thay đổi, phong kiến trở thành dân chủ. Bao triều đại đã trôi
qua, nhưng con người mà ngày xưa bị đày, bây giờ ra sao? Còn sống hay đã
chết? Phiêu bạt nơi nào?
Tuyết Hà như thường lệ, mùng một và rằm nào cũng đến chùa. Vẫn đốt nén
nhang cầu phước cho A Mông. Nhưng biết A Mông còn sống hay đã chết?
Chàng còn đó hay đã lập gia đình? Cuộc tình sôi nổi ngày nào như niêm
kín với bụi thời gian. Cái làm cho Tuyết Hà đau khổ nhất, ngoài sự giày vò
của Chí Cang, còn tiếng cười nói ngây thơ của bé Ngọc Lân nữa. Nó làm
Hà nghĩ đến đứa con của mình. Mới lọt lòng mẹ đã bị cách ly, nếu còn
sống, bây giờ hẳn đã tám tuổi. Trai hay gái? Nó hiện sống ở đâu? Làm gì?
Những bứt rứt làm Tuyết Hà không yên ổn. Nhưng dù gì Hà vẫn tin tưởng,