thu âm lưu đủ loại âm thanh phong phú từ Đất mẹ, bao gồm âm thanh nhịp
tim con người, “bài hát” của cá voi, những bản nhạc tinh tuyển khắp thế
giới, trong đó có tác phẩm của Beethoven và Chuck Berry. Dù điều này nhân
tính hóa thông điệp, ta cũng không rõ tai sinh vật ngoài hành tinh có thấu
được chút nào những gì họ nghe hay không – đó là ta đã giả định họ có tai
để mà nghe. Một vở diễu nhại lại điều này mà tôi rất thích là tiểu phẩm hài
trên chương trình Saturday Night Live của đài NBC, chẳng bao lâu sau khi
tàu Voyager cất cánh; trong tiểu phẩm này họ trưng ra dòng chữ phản hồi từ
những sinh vật ngoài hành tinh đã tìm thấy con tàu. Dòng tin yêu cầu đơn
giản, “Gửi thêm Chuck Berry”.
Khoa học lớn mạnh không chỉ dựa trên tính phổ quát của các định luật
vật lý mà còn dựa trên sự tồn tại và bền vững của các hằng số vật lý. Hằng
số hấp dẫn, còn được nhiều nhà khoa học gọi là “G lớn”, cung cấp cho
phương trình hấp dẫn của Newton phép đo để biết độ mạnh của lực tới cỡ
nào, và nó đã được kiểm nghiệm tuyệt đối ở nhiều dạng khác nhau qua
nhiều năm trời ròng rã. Thử làm phép tính, bạn sẽ thấy rằng độ trưng
(luminosity: một đại lượng đo độ sáng) của một ngôi sao phụ thuộc rất lớn
và G lớn. Nói cách khác, nếu trong quá khứ mà G lớn có khác đi dù chỉ một
chút, thì công suất năng lượng Mặt Trời sẽ biến thiên nhiều hơn bất cứ thứ
gì các hồ sơ sinh học, khí hậu học, địa chất học có thể chỉ ra.
Đường đi và phương tiện vũ trụ chúng ta là như thế đấy.
Trong tất cả các hằng số, tốc độ ánh sáng là nổi tiếng nhất. Bất kể bạn
chạy nhanh tới đâu, bạn sẽ không bao giờ vượt mặt một tia sáng. Tại sao?
Chưa từng có thí nghiệm nào trên đời cho thấy một vật thể dưới bất kỳ hình
dạng nào lại có thể đạt tốc độ ánh sáng. Thực tế ấy được dự đoán và lý giải
bằng các định luật vật lý đã qua kiểm nghiệm chặt chẽ. Tôi biết những lời
này nghe có vẻ bảo thủ. Trong quá khứ, một số tuyên bố dựa trên cơ sở khoa
học nhưng cực kỳ đần độn đã đánh giá thấp tài nghệ của các nhà sáng chế và
kỹ sư: “Chúng ta sẽ không bao giờ bay được”, “Việc bay lượn sẽ không bao
giờ thương mại hóa được”, “Chúng ta sẽ không bao giờ tách được nguyên
tử”, “Chúng ta sẽ không bao giờ vượt qua được bức tường âm thanh”,