gan cho hắn, và sau đó, trong sáu tuần tiếp theo, mỗi sáng trong buổi
điều trị theo nhóm hắn đều kể lại chuyện Rawley và Les Con đã chết
ra sao. Hắn kể cho họ nghe tất cả những gì đã xảy ra, và ngày ngày
vẫn nói với họ về chuyện đã không thể xảy ra khi hắn thấy khuôn mặt
ngạt thở của hai đứa nhỏ con hắn và biết chắc rằng chúng đã chết.
“Tê điếng,” hắn nói. “Tê điếng chết mẹ. Không cảm xúc. Tê điếng
trước cái chết của hai đứa con. Mắt con tôi trợn ngược lên và nó
không có mạch. Tim nó đã ngừng đập. Con trai tôi đ.. còn thở nữa.
Con trai tôi. Les bé bỏng. Đứa con trai duy nhất tôi từng có. Nhưng tôi
không cảm thấy gì hết. Tôi hành động cứ như nó là người lạ. Với
Rawley cũng vậy. Con bé là người lạ. Con gái bé nhỏ của tôi. Việt
Nam chó đẻ, mày đã gây ra chuyện này! Sau từng ấy năm cuộc chiến
đã trôi qua, và mày gây ra chuyện này! Mọi cảm xúc của tôi đều đã
hỏng bét. Tôi cảm thấy giống như mình bị táng vào một bên đầu bằng
một thanh gỗ trong khi không có gì xảy ra. Rồi một việc xảy ra, một
việc to chết mẹ, thì tôi lại không cảm thấy một điều chó đẻ gì hết. Tê
liệt hoàn toàn. Con tôi đã chết, nhưng thân thể tôi tê dại và đầu óc tôi
trống rỗng. Việt Nam. Chính nó! Tôi chưa bao giờ khóc các con tôi.
Thằng bé lên năm còn con bé lên tám. Tôi tự nhủ, ‘Tại sao mình
không thể cảm thấy gì hết?’ tôi nói, ‘Tại sao mình không cứu chúng?
Tại sao mình không thể cứu được chúng?’ Trả giá. Trả giá! Tôi cứ
nghĩ về Việt Nam. về tất cả những lúc tôi nghĩ mình đã chết. Bằng
cách đó tôi bắt đầu hiểu rằng mình không thể chết. Bỏi vì tôi đã chết
rồi. Bỏi vì tôi đã chết ở Việt Nam rồi. Bởi vì tôi là một kẻ đã chết mẹ
nó rồi.”
Nhóm đó gồm những cựu binh Việt Nam như Farley trừ hai người
trở về từ Chiến tranh vùng Vịnh, những kẻ sướt mướt giẫm phải gai
mồng tơi trong cuộc chiến tranh bốn ngày trên bộ. Một cuộc chiến một
trăm giờ. Một nhúm thời gian ngồi chờ trên sa mạc. Những cựu binh
Việt Nam là những người, trong cuộc sống hậu chiến, đã trải qua
những điều tồi tệ nhất - ly dị, rượu chè, ma túy, tội phạm, cảnh sát, nhà