Võ Văn Trực
Vết sẹo và cái đầu hói
Chương II
Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, gia đình Lực từ ngoài Bắc tản cư vào
vùng tự do. Lúc đó Lực chưa đầy mười tuổi.
Dốc Cướp vốn là một eo núi vắng vẻ có con đường liên huyện vắt qua,
bỗng trở nên tấp nập phố xá. Trong những năm đói kém, nơi đây bọn kẻ
cướp thường tụ tập để cướp giật của cải người qua đường, cho nên người ta
quen gọi dốc này là Dốc Cướp. Bố mẹ Lực dựng một cái quán dưới chân
dốc đầu dãy phố. Mẹ bán hàng tạp hóa. Bố làm nghề gò hàn đồ đồng đồ
tôn. Lúc đầu, bà con không biết tên ông, cứ gọi là "Ông Gò Tôn", rồi giản
lược là "ông Tôn".
Dãy phố mỗi ngày một dài thêm theo cuộc kháng chiến trường kì. Những
mái nhà nho nhỏ mọc lên mỗi ngày một đông đúc như đàn chim di cư rủ
nhau bay về đậu trên sườn đồi bình yên. Có dân tản cư ở Quảng Bình ra, ở
ngoài Bắc vào. Nhưng đông nhất là dân thành phố Vinh. Chẳng bao lâu, cái
eo núi heo hút và đầy những chuyện cướp giật, giết người rùng rợn, đã trở
thành một nơi sầm uất. Dọc theo hai bên vệ đường vắt từ chân dốc bên này
sang chân dốc bên kia, những ngôi nhà nứa mọc lên san sát.
Ngoài tiếng người cười nói ồn ào, cái âm thanh duy nhất của công việc
vang lên trội nhất là tiếng búa gõ vào kim khí của ông Tôn. Ông làm tất cả
mọi việc thuộc gò hàn. Hàn nồi đồng. Gò bếp lò. Làm ống loa. Dần dẩn về
sau, ông tập trung làm đèn chai. Trong nhừng năm kháng chiến chống
Pháp, đèn chai rất phổ biến ở vùng này. Nhất là học sinh đi học ban đêm
em nào cũng xách một chiếc đèn chai.
Cù Văn Hòn và một số bạn bè thường đến quán ông Tôn làm đèn chai. Lúc
rỗi rãi, Hòn tới xa xẩn ngồi xem. Những động tác của ông tuy đơn giản,
nhưng Hòn cảm thấv là lạ vui vui ông nung vòng dây thép trong lò, rồi đặt
nhẹ nhàng cái vòng đỏ lên cổ chai, cổ sẽ rời ra khỏi thân một cách dễ dàng.
Để cắt đáy chai ông cũng làm như vậy…
Do đến quán ông Tôn nhiều lần, Hòn quen với Lực. Dần dần hai cậu bé