Chầu Bà… Tuy không còn giữ được vẻ sầm uất cổ xưa, nhưng giữa bát
ngát cánh đồng đã bắt đầu mọc lên những lùm cây phảng phất một chút gì
hoang sơ. Con đường rải đá chạy từ Rú Quyết vắt qua cầu xi măng rồi
trườn qua cánh đồng đìu hiu những nấm mộ bơ phờ cỏ dại… Ngay trước
cửa đền, người ta dựng tấm bia đá khắc dòng chữ:
Đền thờ Quan Thái úy Hoàng Mười
Nơi đây chính thực quê Ngài Đền thờ,
lăng mộ ánh ngời hào quang
Sau khi ngôi đền bị tàn phá, người ta rước Ngài sang thờ vọng ở đền Củi,
phía nam sông Lam, thuộc làng Lam Sơn, huyện Nghi Xuân. Dân bản địa
truyền tụng về sự tích đền Củi: Một vị tiến sĩ cáo quan về hưu lúc còn trẻ.
Trước khi về, ông chỉ xin nhà vua một việc. Dân làng ông nghèo khố, đi
làm thuê cho thiên hạ quanh năm, đầu tắt mặt tối. Để đỡ cảnh bần hàn, ông
xin vua cho dân làng được độc quyền hái củi trên núi Hồng Lĩnh để bán.
Nhà vua chấp thuận. Thế là ông lập ra một chợ bán củi ngay bên bờ sông
Lam. Thuyền bè ngược xuôi thường ghé vào chợ mua củi. Sau khi ông qua
đời, dân làng dựng đền thờ ngay tại chợ… Vì thế, người ta gọi là đền Củi.
Nhưng từ khi thờ vọng Quan Hoàng Mười, đền được mang hai tên: hoặc là
đền Củi, hoặc là đền Quan Hoàng.
Đền nằm sát bờ sông Lam, ngay dưới chân núi Hồng, quay mặt ra phía bắc
hướng về ngôi đền chính làng Xuân Am. Cổng tam quan soi bóng xuống
mặt nước trong xanh. Cây cối um tùm. Cây rợp mái ngói mũi hài. Cây xòa
xuống sông. Cây xõa tán khắp ìối đi. Khóm tre cheo leo trên vách núi. Cây
mưng bốm đốm hoa đỏ. Phượng thưa thớt hồng. Bàng xòe tán như chiếc
lọng xanh khổng lồ. Táo chi chít đơm quả. Tiếng chim ríu ra ríu rít… Điện
thờ lấp lánh hạc đồng, lư hương đồng, bát hương đồng với những pho
tượng trầm mặc trên Cung thờ Tứ phủ, Cung thờ Quan Hoàng Mười, cung
thờ Chầu Mười, Cung thờ Trần triều…
Đây là ngôi đền nằm trong hệ thống đền đài của Đạo Mẫu nước ta. Nhưng
trong số mười ông Hoàng, thì có ba ông thường xuyên giáng đồng: ông
Hoàng Bơ, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Mười. Cho nên các con đồng
thường về đây lễ và lên đồng.