Ba mẹ cô dâu và họ hàng vừa đeo khăn khata* vừa gửi lời chúc phúc
cho cô ấy. Loáng một cái, trên cổ cô dâu đã quàng đầy khăn khata trắng.
Các trưởng bối nắm lấy tay cô dâu dặn dò đôi lời, Chu Dao nghe không
hiểu nên rời đi trước, lúc đi còn len lén bốc một nắm hạt dưa và lạc đem
theo ăn trên đường.
Lạc Dịch cùng cô trở về, suốt quãng đường, cờ lungta muôn màu
muôn sắc tung bay trong gió. Ven đường xếp đầy những chồng đá được vẽ
những kí hiệu nhiều màu sắc, đó là loai đá mani** cầu phúc. Lạc Dịch đi
ngang qua, thấy một viên nằm chơ vơ một bên bèn khom người nhặt lên đặt
vào đống đá.
Chu Dao hiếm khi thấy anh như vậy, khá bất ngờ: “Anh đang cầu phúc
à? Anh có tâm nguyện gì sao?”.
“Không có, thuận tay nhặt lên thôi.” Lạc Dịch phủi bụi trên tay, hỏi:
“Còn cô? Khách du lịch đến đây đều đến núi Thần để cầu nguyện”.
(*) Khăn Khata là khăn quàng truyền thống của người Tây Tạng,
thường làm bằng lụa trắng. Chiếc khăn được tặng trong các buổi chúc tụng
và nghi lễ như sinh em bé, tốt nghiệp, đám cưới... để thể hiện lời chào cũng
như lời chúc tốt đẹp. Tuy nhiên cũng có thể sử dụng trong lêc tang để thể
hiện sự chia buồn và cảm thông.
(**) Đá Mani là những phiến đá và những viên đá được khắc các lời
kinh cầu nguyện hay các câu thần chú của Lạt-ma giáo, hoặc là những biểu
tượng thiêng liêng khác của Phật giáo Tây Tạng. Chúng thường được đặt
dọc theo hai bên đường đi hoặc hai bên bờ sông, hoặc chất thành đống lớ
hay là những bức tường dài.
“Đã là tâm nguyện thì phải thì phải tự mình thực hiện mới có ý nghĩa.”
Chu Dao ngẩng đầu cười rạng rỡ. “Cầu Phật làm gì? Tôi đến đây với mục