VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 118

khuyến khích tiến bộ kinh tế có thể đồng thời cũng tái phân phối thu nhập
và quyền lực theo cách khiến cho nhà độc tài và những người có quyền lực
chính trị khác trở nên thiệt thòi hơn.

Vấn đề cơ bản ở đây là nhất thiết sẽ có sự tranh chấp và xung đột về

các thể chế kinh tế. Các thể chế khác nhau có những hệ quả khác nhau đối
với sự thịnh vượng của quốc gia, cách thức phân phối sự thịnh vượng như
thế nào, và ai là người có quyền lực. Sự tăng trưởng kinh tế hình thành bởi
các thể chế sẽ tạo ra cả người thắng và kẻ thua. Điều này thể hiện rõ ràng
trong cuộc Cách mạng công nghiệp ở Anh, đặt nền móng cho sự thịnh
vượng mà ta thấy ở các nước giàu trên thế giới ngày nay. Cuộc Cách mạng
công nghiệp tập trung vào một loạt thay đổi công nghệ đột phá như động cơ
hơi nước, giao thông và dệt sợi. Cho dù cơ giới hóa dẫn đến sự gia tăng
khổng lồ của tổng thu nhập và cuối cùng trở thành nền tảng của xã hội công
nghiệp hiện đại, nó vẫn bị nhiều người chống đối kịch liệt. Không phải vì
thiếu hiểu biết hay thiển cận; mà là ngược lại. Đúng hơn, sự chống đối tăng
trưởng kinh tế có lôgic riêng của nó, một lôgic mạch lạc một cách đáng
tiếc. Tăng trưởng kinh tế và thay đổi công nghệ đi kèm với điều mà nhà
kinh tế học vĩ đại Joseph Schumpeter gọi là sự phá hủy sáng tạo. Chúng
thay thế cái cũ bằng cái mới. Những lĩnh vực mới thu hút nguồn lực từ
những lĩnh vực cũ. Những doanh nghiệp mới giành lấy hoạt động kinh
doanh từ những doanh nghiệp lâu đời. Công nghệ mới làm cho các kỹ năng
và máy móc hiện tại trở nên lỗi thời. Quá trình tăng trưởng kinh tế và thể
chế dung hợp mà sự tăng trưởng kinh tế dựa vào sẽ tạo ra cả kẻ thắng lẫn
người thua trên đấu trường chính trị cũng như thương trường kinh tế. Nỗi
lo sợ về sự phá hủy sáng tạo thường là cội rễ của sự chống đối đối với các
thể chế kinh tế và chính trị dung hợp.

Lịch sử kinh tế châu Âu cho ta một ví dụ sống động về hệ quả của sự

phá hủy sáng tạo. Vào đêm trước của cuộc Cách mạng công nghiệp thế kỷ
18, chính phủ hầu hết các nước châu Âu do giới quyền thế và quý tộc
truyền thống kiểm soát, mà nguồn thu nhập chính của họ là từ sở hữu đất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.