VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 121

rộng cho việc chọn lựa thể chế chính trị. Trong một chế độ chuyên chế, giới
quyền thế có thể thâu tóm quyền lực để thiết lập những thể chế kinh tế họ
ưa thích, liệu họ có quan tâm đến việc thay đổi thể chế chính trị để làm cho
thể chế trở thành đa nguyên? Nói chung là không, vì điều này sẽ pha loãng
quyền lực chính trị của họ, làm cho việc cơ cấu các thể chế kinh tế phục vụ
quyền lợi riêng của họ trở nên khó khăn hơn, hoặc trở nên bất khả thi. Ở
đây một lần nữa ta cũng thấy nguồn gốc của xung đột. Dân chúng khốn khổ
vì các thể chế kinh tế chiếm đoạt không thể hy vọng những kẻ cai trị
chuyên chế tự nguyện thay đổi thể chế chính trị và tái phân phối quyền lực
trong xã hội. Con đường duy nhất để thay đổi các thể chế chính trị là ép
buộc giới quyền thế phải tạo ra các thể chế đa nguyên hơn.

Không có lý do gì để các thể chế chính trị tự động trở thành đa

nguyên, và cũng hệt như vậy, không có xu hướng tự nhiên nào hướng tới sự
tập trung chính trị. Chắc chắn sẽ có động cơ để tạo ra các thể chế nhà nước
tập trung hơn trong xã hội, nhất là trong những xã hội không hề có sự tập
trung chính trị. Ví dụ, ở Somalia, nếu một bè phái nào đó tạo ra một nhà
nước tập trung có năng lực áp đặt trật tự trên cả nước, điều này có thể dẫn
đến lợi ích kinh tế và làm cho bè phái này giàu có hơn. Điều gì cản trở hiện
tượng này? Một lần nữa, rào cản chính đối với sự tập trung chính trị cũng là
nỗi lo sợ thay đổi: bất kỳ bè phái, băng nhóm hay chính khách nào ra sức
tập trung quyền lực vào tay nhà nước cũng sẽ tập trung quyền lực vào tay
họ, và điều này có thể gặp phải sự phẫn nộ của các bè phái, băng nhóm và
cá nhân khác, những đối tượng sẽ trở thành kẻ thua cuộc về chính trị trong
quá trình này. Thiếu sự tập trung chính trị không chỉ có nghĩa là thiếu luật
pháp và trật tự trong phần lớn lãnh thổ mà còn có nghĩa là có quá nhiều tác
nhân có quyền lực đủ lớn để ngăn chặn hay tàn phá mọi thứ, và nỗi lo sợ về
sự chống đối và phản ứng bạo lực sẽ cản trở nhiều người lẽ ra đã có thể trở
thành những người tập trung quyền lực chính trị. Sự tập trung chính trị chỉ
có thể xảy ra khi một nhóm người có quyền lực đủ lớn so với những nhóm
khác để xây dựng một nhà nước. Ở Somalia, quyền lực khá cân bằng, và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.