VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 189

Còn có một cách cuối cùng để xem xét các bằng chứng này ở Copán,

do các nhà khảo cổ Ann Corinne Freter, Nancy Gonlin và David Webster
thực hiện. Các nhà nghiên cứu này vẽ lại quá trình vươn lên rồi lụi tàn của
Copán thông qua việc xem xét sự mở rộng vùng định cư ở thung lũng
Copán trong khoảng thời gian 850 năm, từ năm 400 đến 1250 SCN, sử
dụng một kỹ thuật gọi là hyđrát hóa đá khoáng obsidian vào ngày khai thác.
Sau khi khai thác, hàm lượng nước tăng theo một tỷ lệ đã biết, cho phép
các nhà khảo cổ tính được ngày khai thác mảnh đá obsidian. Sau đó, Freter,
Gonlin và Webster có thể vẽ lại những nơi tìm thấy các mảnh đá ở thung
lũng Copán và theo dõi cách thức thành phố được mở rộng rồi thu hẹp như
thế nào. Vì người ta có thể dự đoán một cách hợp lý về số lượng nhà ở và
vật kiến trúc trong một khu vực cụ thể, nên từ đó có thể ước lượng được
tổng dân số của thành phố. Trong giai đoạn từ năm 400-447 SCN, dân số
không đáng kể, ước lượng vào khoảng 600 người. Dân số tăng dần đạt đỉnh
cao 28 nghìn người vào giai đoạn 750-799 SCN. Cho dù con số này không
phải là lớn theo các tiêu chuẩn đô thị hiện đại, nhưng là dân số khổng lồ
thời bấy giờ. Những con số này cho biết vào thời kỳ này, Copán có dân số
đông hơn cả Luân Đôn và Paris. Các thành phố Maya khác như Tikal và
Calakmul rõ ràng còn lớn hơn nhiều. Phù hợp với bằng chứng từ niên đại
Long Count, dân số Copán đạt đỉnh điểm vào năm 800 SCN. Sau thời điểm
này, dân số bắt đầu giảm, và đến năm 900 SCN còn lại khoảng 15 nghìn
người. Từ đó dân số tiếp tục giảm, và đến năm 1200 SCN, quay về mức của
800 năm trước đó.

Nền tảng phát triển kinh tế của Maya thời cổ đại cũng giống như của

Bushong và người Natufian: sự thành lập các thể chế chiếm đoạt với mức
độ tập trung hóa nhà nước nhất định. Các thể chế này có một vài yếu tố chủ
chốt. Khoảng năm 100 SCN, ở thành phố Tikal thuộc Guatemala, một triều
đại mới ra đời. Tầng lớp cai trị dựa vào ajaw (chúa tể hay nhà cai trị) bắt
đầu bén rễ với một vì vua được gọi là k’uhul ajaw (chúa tể thiêng liêng), và
bên dưới ông là tầng lớp quý tộc. Chúa tể thiêng liêng tổ chức xã hội với sự
hợp tác của giới quyền thế đồng thời giao lưu với thần thánh. Như những gì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.