ta biết, hệ thống thể chế chính trị mới này không cho phép bất kỳ sự tham
gia nào của quần chúng, nhưng vẫn mang lại sự ổn định. K'uhui ajaw thu
nạp lễ vật từ nông dân và người lao động có tổ chức để xây dựng những
đền đài hoành tráng, và việc củng cố các thể chế này đặt nền móng cho sự
mở rộng kinh tế đầy ấn tượng. Nền kinh tế Maya dựa vào chuyên môn hóa
nghề nghiệp sâu rộng, bao gồm những thợ gốm tinh xảo, thợ dệt, thợ mộc
và những người chế tác công cụ và đồ trang sức. Họ cũng mua bán đá
khoáng obsidian, da báo, vỏ ốc biển, ca-cao, muối, da thuộc giữa họ và các
chính thể khác ở Mexico. Có lẽ họ cũng có tiền, và sử dụng hạt ca-cao làm
đơn vị tiền tệ như người Aztec.
Cách xây dựng nền văn minh Maya thời cổ đại dựa trên việc thiết lập
các thể chế chính trị chiếm đoạt hết sức giống với tình huống của người
Bushong, trong đó Yax Ehb’ Xook ở Tikal đóng vai trò tương tự như vua
Shyaam. Các thể chế chính trị mới dẫn đến sự gia tăng đáng kể thịnh vượng
kinh tế, mà phần lớn bị chiếm đoạt bởi giới quyền thế mới xung quanh
k’uhul ajaw. Tuy nhiên, sau khi hệ thống này được củng cố vào khoảng
năm 300 SCN, gần như không có thay đổi công nghệ sâu hơn nữa. Cho dù
có ít nhiều bằng chứng về cải tiến thủy lợi và các kỹ thuật quản lý nước,
công nghệ nông nghiệp vẫn thô sơ và xem ra không thay đổi. Các kỹ thuật
xây dựng và nghệ thuật trở nên tinh xảo hơn nhiều theo thời gian, nhưng
nhìn chung không có nhiều đổi mới.
Không có sự phá hủy sáng tạo. Nhưng có những hình thức khác của sự
phá hủy khi của cải mà các thể chế chiếm đoạt tạo ra cho k’uhul ajaw và
giới quyền thế Maya dẫn đến chiến tranh liên miên mà ngày càng trở nên
tồi tệ hơn. Hậu quả của xung đột được ghi lại trong di cảo của người Maya,
với những ký tự đặc biệt cho thấy chiến tranh đã xảy ra vào một ngày cụ
thể theo lịch Long Count. Hành tinh Venus (sao Kim) là thần chiến tranh và
người Maya cho rằng một số thời kỳ nhất định trong quỹ đạo hành tinh này
là điềm báo đặc biệt thuận lợi để tiến hành chiến tranh. Hình tượng biểu thị
chiến tranh của người Maya, được các nhà khảo cổ gọi là “cuộc chiến giữa