sắc giữa Tây Âu và châu Phi lại là một ví dụ khác nữa về sự phân hóa thể
chế hình thành từ sự tương tác giữa các thời điểm quyết định và những
khác biệt thể chế hiện hữu. Trong khi ở nước Anh, lợi nhuận từ mua bán nô
lệ giúp làm giàu cho những người chống đối chủ nghĩa chuyên chế, thì ở
châu Phi, lợi nhuận này lại giúp tạo ra và củng cố chủ nghĩa chuyên chế.
Càng cách xa châu Âu, các quá trình phân hóa thể chế rõ ràng càng tự
do đi theo lộ trình riêng của chúng. Ví dụ, ở châu Mỹ, vốn đã tách rời với
châu Âu từ khoảng 15 nghìn năm TCN do hiện tượng tan băng từ Alaska
đến Nga, đã có sự đổi mới thể chế tương tự như của người Natufian, dẫn
đến đời sống định cư, tôn ti trật tự và cách biệt giàu nghèo - nói vắn tắt là
các thể chế chiếm đoạt. Điều này trước tiên diễn ra ở Mexico, Bolivia và
Peru thuộc vùng núi Andes, dẫn đến cuộc Cách mạng thời kỳ Đồ đá mới ở
châu Mỹ với việc thuần hóa cây ngô. Chính ở những nơi này mà các hình
thức ban đầu của sự tăng trưởng chiếm đoạt diễn ra, như ta đã thấy ở các
thành bang Maya. Thế nhưng, cũng giống hệt như những bước đột phá lớn
hướng tới các thể chế dung hợp và tăng trưởng công nghiệp đã không diễn
ra ở những nơi mà thế giới La Mã một thời hùng mạnh nhất, các thể chế
dung hợp của châu Mỹ cũng không phát triển trên vùng đất của những nền
văn minh đầu tiên này. Trên thực tế, như ta đã thấy trong chương 1, những
nền văn minh một thời đông đúc dân cư này đã tương tác với chủ nghĩa
thực dân châu Âu một cách tai hại để dẫn đến “sự đảo ngược vận mệnh”,
làm cho những vùng tương đối giàu có trước đây ở châu Mỹ trở thành
tương đối nghèo nàn. Ngày nay, chính Hoa Kỳ và Canada, những nơi từng
tụt hậu so với các nền văn minh tinh xảo ở Mexico, Peru và Bolivia, đã trở
nên giàu có hơn nhiều so với phần còn lại của châu Mỹ.
NHỮNG HỆ QUẢ CỦA SỰ TĂNG TRƯỞNG
BAN ĐẦU
Trong khoảng thời gian dài kể từ cuộc Cách mạng thời kỳ Đồ đá mới
bắt đầu vào năm 9500 TCN cho đến Cách mạng công nghiệp Anh vào cuối