VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 242

với nhà vua, và vì thế cũng tiêu biểu cho sự cáo chung của chủ nghĩa
chuyên chế ở Anh lúc bấy giờ cũng như ở Vương quốc Anh sau này, bao
gồm cả Anh và Scotland theo Luật Thống nhất vào năm 1707. Từ đó trở đi,
Quốc hội kiểm soát chặt chẽ các chính sách của nhà nước. Điều này dẫn
đến sự khác biệt to lớn, vì quyền lợi của Quốc hội rất khác so với quyền lợi
của các vị vua vương triều Stuart. Vì nhiều người trong Quốc hội đã thực
hiện những hoạt động đầu tư quan trọng trong lĩnh vực thương mại và công
nghiệp nên họ hết sức quan tâm đến việc thực thi các quyền sở hữu. Nếu
như vương triều Stuart thường xâm phạm các quyền sở hữu thì giờ đây
quyền sở hữu sẽ được tôn trọng. Hơn nữa, khi các vị vua Stuart kiểm soát
cách thức chi tiêu ngân sách nhà nước, Quốc hội thường phản đối việc tăng
thuế và lảng tránh việc củng cố quyền lực nhà nước. Giờ đây chính Quốc
hội kiểm soát chi tiêu ngân sách, nên Quốc hội vui vẻ tăng thuế và chi tiêu
ngân sách vào những hoạt động mà họ cho là đáng giá. Đáng kể trong đó là
việc củng cố lực lượng hải quân, giúp bảo vệ quyền lợi thương mại hải
ngoại của nhiều đại biểu Quốc hội.

Thậm chí còn quan trọng hơn quyền lợi của đại biểu Quốc hội là bản

chất đa nguyên của các thể chế chính trị đang nổi lên. Người dân Anh giờ
đây được tiếp cận với Quốc hội, các chính sách và thể chế kinh tế được
soạn thảo trong Quốc hội theo cách thức chưa từng xảy ra dưới thời chính
sách còn do nhà vua dẫn dắt. Lẽ dĩ nhiên, điều này không trọn vẹn vì các
đại biểu Quốc hội là những người được bầu. Nhưng do nước Anh thời kỳ
này vẫn chưa phải là một nền dân chủ nên sự tiếp cận này của người dân
đối với Quốc hội chỉ mang lại mức độ đáp ứng khiêm tốn. Một trong nhiều
điểm không công bằng là chỉ chưa tới 2% dân số được bỏ phiếu vào thế kỷ
18, và chỉ nam giới mới có quyền bỏ phiếu. Ở những thành phố diễn ra
cuộc Cách mạng công nghiệp, Birmingham, Leeds, Manchester và
Sheffield, thậm chí còn không có đại biểu độc lập trong Quốc hội. Trong
khi đó, các vùng nông thôn lại được đại diện quá nhiều trong Quốc hội. Tệ
hại không kém, quyền bỏ phiếu ở các huyện nông thôn dựa trên sự sở hữu
đất đai, trong khi quyền bỏ phiếu ở nhiều quận trong thành phố bị kiểm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.