VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 261

và nguyện vọng của xã hội. Các thể chế kinh tế dung hợp này đã mang lại
cho những con người tài năng và có tầm nhìn như James Watt cơ hội và
động cơ phát triển các kỹ năng và ý tưởng, đồng thời tác động đến hệ thống
theo cách thức có lợi cho họ và cho đất nước. Lẽ tự nhiên, những người
này, một khi thành công, sẽ có cùng những ham muốn thôi thúc mạnh mẽ
như bất kỳ ai khác. Họ muốn cản trở những người khác tham gia vào hoạt
động kinh doanh của họ, cạnh tranh với họ và lo sợ quá trình phá hủy sáng
tạo có thể làm họ phá sản, như trước đây họ đã từng làm phá sản những
người khác. Nhưng sau năm 1688, điều này trở nên khó đạt được hơn. Năm
1775, Richard Arkwright được cấp một bằng phát minh toàn diện mà ông
hy vọng sẽ cho ông vị thế độc quyền tương lai trong ngành se sợi bông
đang mở mang nhanh chóng. Nhưng ông không thể thuyết phục các tòa án
cưỡng chế thi hành điều này.

Tại sao quá trình độc đáo này bắt đầu ở Anh và tại sao lại vào thế kỷ

17? Tại sao nước Anh phát triển các thể chế chính trị đa nguyên và đoạn
tuyệt với các thể chế chiếm đoạt? Như ta đã thấy, diễn biến phát triển chính
trị dẫn đến cuộc Cách mạng Vinh quang được định hình bởi một vài quá
trình đan xen lẫn nhau. Trọng tâm là xung đột chính trị giữa chế độ chuyên
chế và những người chống đối nó. Kết quả của cuộc xung đột này không
chỉ giúp ngăn chặn những nỗ lực tạo ra một chủ nghĩa chuyên chế cách tân
hơn và mạnh mẽ hơn ở Anh, mà còn trao quyền cho những người mong
muốn thay đổi các thể chế của xã hội một cách cơ bản. Những người chống
đối chủ nghĩa chuyên chế không chỉ đơn thuần ra sức xây dựng một loại
chế độ chuyên chế khác. Điều này không chỉ đơn thuần là gia tộc Lancaster
đánh bại gia tộc York trong cuộc Chiến tranh Hoa hồng. Mà thay vì thế,
cuộc Cách mạng Vinh quang liên quan đến sự ra đời của một chế độ mới,
dựa vào nguyên tắc hiến pháp và chủ nghĩa đa nguyên.

Kết quả này là hệ quả của sự phân hóa thể chế ở Anh và cách thức nó

tương tác với các thời điểm quyết định. Trong chương trước, chúng ta đã
thấy cách thức các thể chế phong kiến đã ra đời như thế nào ở Tây Âu sau

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.