VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 259

lụy chính trị của nó. Khi nền kinh tế công nghiệp mở mang ở Manchester
và Birmingham, các chủ sở hữu nhà máy mới và tầng lớp trung lưu xuất
hiện xung quanh họ bắt đầu phản đối việc tước quyền bầu cử và các chính
sách nhà nước đi ngược lại quyền lợi của họ. Một trong những chính sách
đó là Luật Ngũ cốc cấm nhập khẩu tất cả các loại ngũ cốc - kể cả dạng hạt
và bột dinh dưỡng, nhưng chủ yếu là lúa mì - nếu giá xuống quá thấp, qua
đó bảo đảm rằng lợi nhuận của các chủ sở hữu đất lớn luôn được duy trì ở
mức cao. Chính sách này rất có lợi cho các chủ sở hữu đất lớn sản xuất lúa
mì, nhưng gây thiệt hại cho các nhà sản xuất vì họ phải trả lương cao hơn
để đền bù cho giá bánh mì cao.

Với người lao động tập trung vào các nhà máy mới và các trung tâm

công nghiệp, việc tổ chức và gây rối trở nên dễ dàng hơn. Đến thập niên
1820, việc tước quyền chính trị của các nhà sản xuất mới và các trung tâm
công nghiệp trở nên không thể chấp nhận được nữa. Ngày 16/8/1819, một
cuộc biểu tình để phản đối hệ thống chính trị và các chính sách nhà nước
được lên kế hoạch tổ chức ở cánh đồng St. Peter, Manchester. Người tổ
chức là Joseph Johnson, một nhà sản xuất bàn chải địa phương và một
trong những người sáng lập tờ báo cấp tiến Manchester Observer. Những
người tổ chức khác bao gồm John Knight, nhà sản xuất bông và nhà cải
cách, và John Thacker Saxton, chủ bút tờ Manchester Observer. 60 nghìn
người phản đối tập hợp lại, nhiều người giương cao biểu ngữ như “Bãi bỏ
Luật Ngũ cốc”, “Bầu cử phổ thông” và “Bỏ phiếu kín” (có nghĩa là việc bỏ
phiếu phải thực hiện kín, riêng tư, chứ không lộ liễu như vào năm 1819).
Chính quyền rất lo lắng về cuộc biểu tình và một lực lượng 600 kị binh của
đoàn kị binh châu Âu thứ 15 đã được tập hợp. Khi các bài diễn văn bắt đầu,
một thẩm phán địa phương quyết định ban hành lệnh bắt giữ các diễn giả.
Khi cảnh sát cố gắng thi hành lệnh bắt giữ, họ va phải sự chống đối của
đám đông, và xô xát nổ ra. Đến lúc này thì kị binh tấn công đám đông. Chỉ
trong vài phút hỗn loạn, đã có 11 người thiệt mạng và khoảng 600 người bị
thương. Tờ Manchester Observer gọi đây là cuộc thảm sát Peterloo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.