VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 294

không có đại diện trong hội nghị, bằng cách nào đó cũng đã xoay sở để
không bị động đến. Nhưng người Ý vẫn giữ nguyên dự định, và vào năm
1896, họ đưa quân tiến vào phía nam Eritrea. Phản ứng của Menelik cũng
tương tự như một hoàng đế châu Âu thời Trung cổ; ông thành lập quân đội
bằng cách kêu gọi giới quý tộc tập trung nhân lực có vũ trang của họ.
Phương pháp này không thể đưa quân ra chiến trường trong một thời gian
dài, nhưng có thể tập hợp được một lực lượng đông đảo trong một thời gian
ngắn, đủ để đánh bại người Ý, và 15 nghìn quân Ý đã bị đè bẹp bởi 100
nghìn người của Menelik trong cuộc chiến Adowa năm 1896. Đó là thất bại
quân sự nghiêm trọng nhất mà một đất nước châu Phi tiền thuộc địa có thể
giáng cho một cường quốc châu Âu, và giúp bảo toàn nền độc lập của
Ethiopia thêm 40 năm nữa.

Vị hoàng đế cuối cùng của Ethiopia, Ras Tafari, lên ngôi với niên hiệu

Haile Selassie vào năm 1930. Haile Selassie cai trị cho đến khi ông bị hạ bệ
trong đợt xâm lăng lần thứ hai của người Ý bắt đầu vào năm 1935, nhưng
ông trở về từ cuộc lưu đày với sự giúp đỡ của người Anh vào năm 1941.
Sau đó ông cai trị cho đến khi bị lật đổ trong một vụ đảo chính năm 1974
được tổ chức bởi “Ủy ban”, một nhóm sĩ quan quân đội có tư tưởng
Marxist, nhưng ủy ban này sau đó còn bần cùng hóa và tàn phá đất nước
nhiều hơn nữa. Những thể chế kinh tế chiếm đoạt cơ bản của đế chế
Ethiopia chuyên chế, như gult (người được phong thái ấp, xem chương 6),
và chủ nghĩa phong kiến từng hình thành sau khi vương quốc Aksum suy
tàn vẫn kéo dài cho đến khi bị xóa bỏ trong cuộc cách mạng năm 1974.

Ngày nay Ethiopia là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới.

Thu nhập bình quân của một người dân Ethiopia vào khoảng 1/40 thu nhập
bình quân của một người Anh. Phần lớn dân chúng sống ở các vùng nông
thôn và hoạt động nông nghiệp ở mức tối thiểu. Họ thiếu nước sạch, điện,
trường học hay chăm sóc y tế thỏa đáng. Tuổi thọ vào khoảng 55 tuổi và
chỉ khoảng 1/3 người trưởng thành biết chữ. Việc so sánh giữa nước Anh
và Ethiopia chỉ làm mở rộng thêm sự cách biệt giàu nghèo trên thế giới. Lý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.