có chữ viết. Nhưng Ethiopia thì có, như ta đã thấy. Người Somalia cũng có
chữ viết, nhưng không như người Ethiopia, họ không sử dụng nó. Chúng ta
đã thấy những ví dụ về điều này trong lịch sử châu Phi. Các xã hội châu Phi
không sử dụng bánh xe hay cày bừa, nhưng họ chắc chắn biết về các công
cụ này. Như ta đã thấy trong trường hợp Vương quốc Kongo, điều này cơ
bản là do các thể chế kinh tế không mang lại động cơ khuyến khích dân
chúng sử dụng các công nghệ này. Những vấn đề tương tự có phát sinh với
việc sử dụng chữ viết hay không?
Chúng ta có thể cảm nhận điều này phần nào qua Vương quốc Taqali
tọa lạc về phía tây bắc Somalia ở vùng đồi Nuba thuộc nam Sudan. Vương
quốc Taqali hình thành vào cuối thế kỷ thứ 8 bởi một nhóm chiến binh dưới
sự lãnh đạo của một người tên là Isma’il, và duy trì nền độc lập cho đến khi
bị sáp nhập vào Đế quốc Anh vào năm 1884. Các vị vua Taqali và dân
chúng được tiếp cận hệ thống chữ viết Ảrập, nhưng họ không sử dụng nó -
ngoại trừ nhà vua, để giao tiếp với các chính thể khác và phục vụ quan hệ
ngoại giao. Thoạt nhìn qua, điều này tưởng chừng như rất khó hiểu. Cách
giải thích truyền thống về nguồn gốc chữ viết ở Mesopotamia là nó được
phát triển bởi các nhà nước để ghi chép thông tin, kiểm soát dân chúng và
đánh thuế. Tại sao nhà nước Taqali không quan tâm đến điều này?
Sử gia Janet Ewald đã tìm hiểu những vấn đề này vào cuối thập niên
1970 khi bà cố gắng xây dựng lại lịch sử nhà nước Taqali. Một phần câu
chuyện là, người dân phản đối sử dụng chữ viết vì họ sợ rằng nó sẽ được sử
dụng để kiểm soát nguồn lực quý giá như đất đai thông qua việc cho phép
quyền xác lập sở hữu nhà nước. Họ cũng sợ rằng chữ viết sẽ dẫn đến việc
đánh thuế một cách hệ thống hơn. Vương triều mà Isma’il sáng lập đã
không kết tụ thành một nhà nước quyền lực. Ngay cả khi có mong muốn
như thế, nhà nước cũng không đủ mạnh để áp đặt nguyện vọng của mình
lên sự chống đối của dân chúng. Nhưng còn có những yếu tố khác tinh tế
hơn đã phát huy tác dụng. Các nhóm quyền thế cũng chống đối sự tập trung
hóa chính trị, họ thích giao tiếp với dân chúng bằng lời nói hơn là chữ viết,