hệ mua bán giữa người châu Âu và người bản xứ liên quan đến đất đai hay
hoa màu trên đất đai. Tất cả những hợp đồng mới ký kết với người bản xứ
phải là hợp đồng thuê mướn dịch vụ. Giả sử thật sự có một hợp đồng thành
ý loại như vậy thì cũng không có gì có thể ngăn người thuê trả công cho
người bản xứ bằng hiện vật, hoặc bằng cách cho phép anh ta canh tác trên
một mảnh đất nhất định… Nhưng người dân bản xứ không thể trả cho
người chủ bất cứ thứ gì để có được quyền sở hữu đất”.
Đối với các nhà kinh tế học phát triển đến thăm Nam Phi vào thập
niên 1950 và 1960, khi bộ môn này đang dần thành hình và những ý tưởng
của Arthur Lewis đang lan rộng, sự tương phản giữa khu vực sinh sống của
người da đen và nền kinh tế thịnh vượng, hiện đại của người châu Âu da
trắng dường như phản ánh chính xác nội dung lý thuyết kinh tế đối ngẫu.
Những người châu Âu trong nền kinh tế hiện đại thì sống ở đô thị, có giáo
dục và sử dụng công nghệ hiện đại. Vùng sinh sống của người da đen thì
nghèo, ở nông thôn và lạc hậu; mức sinh lợi của sức lao động rất kém; còn
người dân thì thiếu giáo dục. Dường như đó là bản chất cố hữu của một
châu Phi vĩnh viễn lạc hậu.
Ngoại trừ một điểm quan trọng là nền kinh tế đối ngẫu không hề tự
nhiên mà cũng chẳng hề bất di bất dịch. Nó được chủ nghĩa đế quốc châu
Âu tạo ra. Phải, vùng đất “Quê hương” thì nghèo, công nghệ thì lạc hậu, và
người dân thì thiếu giáo dục. Nhưng tất cả những điều này là kết quả của
một chính sách dùng vũ lực chặn đứng sự phát triển kinh tế của châu Phi và
tạo ra một lực lượng lao động châu Phi kém giáo dục giá rẻ để tuyển dụng
họ làm việc trong các hầm mỏ và nông trang do người châu Âu nắm giữ.
Sau năm 1913, một số lượng khổng lồ người châu Phi bị đuổi ra khỏi đất
đai của mình. Đất của họ sau đó được chuyển sang cho người da trắng nắm
giữ, còn chính họ thì bị dồn vào sống trong vùng “Quê hương”, một khu
vực quá nhỏ để họ có thể kiếm được kế sinh nhai độc lập. Vì vậy, theo
đúng như kế hoạch của người da trắng, họ buộc phải tìm sinh kế trong nền
kinh tế của người da trắng bằng cách bán sức lao động với giá rẻ. Khi động