vùng biển Caribê. Tại đây, tiếp theo sau sự suy sụp dân số gần như hoàn
toàn của người dân địa phương, người châu Âu đã nhập khẩu người nô lệ
châu Phi và thành lập hệ thống đồn điền.
Chúng ta sẽ chẳng bao giờ biết được các thành bang độc lập trong
quần đảo Banda, ở Aceh hay ở Miến Điện (Myanmar) sẽ phát triển theo
hướng nào nếu không có sự can thiệp của người châu Âu. Có thể họ đã có
được cuộc Cách mạng Vinh quang riêng của họ hay dần phát triển những
thể chế chính trị và kinh tế dung hợp hơn dựa trên sự phát triển thương mại
gia vị và các hàng hóa giá trị khác. Nhưng khả năng này đã bị phá vỡ bởi
sự bành trướng của Công ty Đông Ấn Hà Lan. Công ty này đã xóa bỏ bất
kỳ hy vọng phát triển nào của người bản địa trong quần đảo Banda bằng
cách tiến hành chiến tranh diệt chủng. Mối đe dọa từ công ty này còn khiến
các thành bang khác trong khu vực Đông Nam Á rút lui khỏi hoạt động
ngoại thương.
Chuyện xảy ra tại một trong những nền văn minh cổ xưa nhất ở châu
Á, Ấn Độ, cũng diễn ra tương tự như vậy, mặc dù sự đảo ngược phát triển
không phải do người Hà Lan mà là do người Anh gây ra. Ấn Độ là nước
sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trên thế giới vào thế kỷ 18.
Vải calico và vải muslin của Ấn Độ tràn ngập thị trường châu Âu và được
buôn bán trên khắp châu Á và thậm chí ở cả Đông Phi. Công ty chính
chuyên chở các mặt hàng này đến quần đảo Anh là Công ty Đông Ấn Anh
Quốc. Thành lập năm 1600, hai năm trước công ty Đông Ấn Hà Lan, Công
ty Đông Ấn Anh Quốc đã dành toàn bộ thế kỷ 17 để cố gắng thiết lập độc
quyền buôn bán mặt hàng xuất khẩu giá trị này từ Ấn Độ. Người Anh đã
phải cạnh tranh với người Bồ Đào Nha (có căn cứ ở Goa, Chittagong và
Bombay), và với người Pháp (có căn cứ ở Pondicherry, Chandernagore,
Yanam và Karaikal). Không may cho Công ty Đông Ấn Anh Quốc là cuộc
Cách mạng Vinh quang đã nổ ra, như chúng ta thấy trong chương 7. Độc
quyền mà Công ty Đông Ấn Anh Quốc có được là do triều đại Stuart ban
cho và độc quyền này ngay lập tức bị thách thức sau năm 1688, và thậm chí