VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 41

Điều ấn tượng là, bạn vẫn còn thấy di sản của mita ở Peru ngày nay.

Hãy xem sự khác biệt giữa các tỉnh Calca và Acomayo nằm kế bên. Dường
như không có gì khác nhau giữa các tỉnh này. Cả hai đều ở vùng núi cao, và
dân cư hai tỉnh đều là hậu duệ của người Inca nói tiếng Quechua. Thế
nhưng Acomayo nghèo hơn nhiều, dân chúng tiêu dùng ít hơn khoảng 1/3
so với người dân Calca. Dân chúng biết điều này. Ở Acomayo, họ hỏi
những người nước ngoài gan dạ: “Bạn có biết người dân ở đây nghèo hơn
những người ở Calca ngoài kia không? Tại sao bạn còn muốn đến đây làm
gì?” Gan dạ là vì, so với Calca, thật khó để đến được tỉnh Acomayo từ thủ
đô Cusco, khu vực trung tâm cổ của đế chế Inca. Đường đến Calca được lát
phẳng, trong khi đường đến Acomayo ở trong tình trạng đổ nát kinh khủng.
Để đi qua Acomayo, bạn cần một con ngựa hay một con la. Ở Calca và
Acomayo, người dân trồng cùng những loại hoa màu như nhau, nhưng ở
Calca, họ bán hoa màu ra chợ lấy tiền. Còn ở Acomayo, dân chúng tự cung
tự cấp. Sự khác biệt rõ rệt đối với mọi người và đối với dân chúng sống ở
đó, có thể được hiểu như sự khác biệt thể chế giữa hai nơi này - sự khác
biệt thể chế với cội nguồn lịch sử từ thời de Toledo và kế hoạch bóc lột
người lao động bản xứ hữu hiệu của ông. Sự khác biệt lịch sử giữa
Acomayo và Calca là ở chỗ, Acomayo nằm trong địa bàn hoạt động của hệ
thống cai trị mita của thành phố Potosí. Còn Calca thì không.

Ngoài việc tập trung lao động và hệ thống cai trị mita, de Toledo còn

hợp nhất encomienda vào một loại thuế thân, một số lượng bạc cố định mỗi
người trưởng thành phải nộp mỗi năm. Đây là một cơ chế khác được thiết
kế để bắt buộc dân chúng phải tham gia thị trường lao động và giúp các chủ
đất Tây Ban Nha giảm tiền công. Một thể chế khác, được gọi là
repartimiento de mercancias, cũng trở nên phổ biến dưới thời de Toledo.
Hình thành từ động từ repartir trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là phân
phối, repartimiento hiểu sát nghĩa là “sự phân phối hàng hóa”, liên quan
đến việc bán hàng hóa cưỡng bức cho người địa phương với mức giá do
người Tây Ban Nha ấn định. Cuối cùng, de Toledo áp dụng trajin - có
nghĩa là “gánh nặng” - sử dụng người bản xứ thay thế động vật để mang

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.