VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 421

bất khả tiên lượng. Tuy nhiên, một khi đã được thiết lập, các thể chế kinh tế
và chính trị dung hợp có xu hướng tạo ra vòng xoáy đi lên, một quá trình
phản hồi tích cực, giúp cho các thể chế này duy trì và thậm chí mở rộng.

Vòng xoáy đi lên vận động theo một số cơ chế nhất định. Thứ nhất,

lôgic của các thể chế chính trị đa nguyên làm cho việc chiếm đoạt và thâu
tóm quyền lực của một nhà độc tài, một phe phái trong chính phủ, hoặc
thậm chí một tổng thống có ý định tốt trở nên khó khăn, như Franklin
Roosevelt đã nhận ra khi ông tìm cách tháo gỡ những trói buộc của Tòa án
Tối cao đối với quyền lực của mình, và như Sir Robert Walpole đã phát
hiện trong nỗ lực thực thi Đạo luật Đen. Trong cả hai trường hợp, quyền
lực tập trung trong tay của một cá nhân hoặc một nhóm nhỏ sẽ làm lũng
đoạn nền tảng của các thể chế chính trị đa nguyên, và thước đo thực sự của
một chế độ đa nguyên chính là khả năng đẩy lùi những nỗ lực như vậy. Đa
nguyên cũng bao hàm khái niệm thượng tôn pháp luật, một nguyên tắc
trong đó pháp luật phải được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi người - mà
theo lẽ tự nhiên là bất khả trong các chế độ quân chủ chuyên chế. Tuy
nhiên, nguyên tắc thượng tôn pháp luật đến lượt nó cũng hàm chỉ pháp luật
không thể bị một nhóm lạm dụng để xâm phạm các quyền của nhóm khác.
Hơn nữa, nguyên tắc thượng tôn pháp luật sẽ mở ra cánh cửa cho sự tham
gia rộng rãi hơn trong tiến trình chính trị và mở rộng dung hợp vì nó bao
hàm ý tưởng mạnh mẽ là mọi người phải được bình đẳng không chỉ trước
khi pháp luật mà cả trong hệ thống chính trị. Đây là một trong những
nguyên tắc khiến cho hệ thống chính trị Anh không thể đẩy lùi xu hướng
dân chủ trong suốt thế kỷ 19, dọn đường cho việc dần dần mở rộng quyền
bầu cử cho tất cả người dân trưởng thành.

Thứ hai, như chúng ta đã thấy nhiều lần trước đây, thể chế chính trị

dung hợp hỗ trợ và được hỗ trợ bởi các thể chế kinh tế dung hợp. Đây là
một cơ chế khác của vòng xoáy đi lên. Thể chế kinh tế dung hợp loại bỏ
quan hệ kinh tế mang tính chiếm đoạt, chẳng hạn như chế độ nô lệ và chế
độ nông nô, làm suy yếu sức mạnh của độc quyền và tạo ra một nền kinh tế

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.