VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 451

Tewodros, người tái lập vương triều Solomon vào giữa thế kỷ 19 sau một
thời kỳ suy sụp.

Dawit Wolde Giorgis, một trong các bộ trưởng của ông, nhớ lại trong

hồi ký của mình:

Vào lúc bắt đầu cách mạng, tất cả chúng tôi đều nôn nóng bác bỏ mọi

thứ liên quan đến quá khứ. Chúng tôi không lái ô-tô hay mặc đồ vét; cà vạt
bị xem là tội phạm. Bất kỳ thứ gì làm cho bạn trông có vẻ khá giả hay tư
sản, bất kỳ thứ gì bốc mùi giàu có hay tinh tế, đều bị soi mói như một phần
của trật tự xã hội cũ. Thế rồi, vào khoảng năm 1978, mọi thứ bắt đầu thay
đổi. Dần dần, chủ nghĩa vật chất bắt đầu được chấp nhận, rồi được đòi hỏi.
Đồng phục của tất cả các quan chức chính phủ cao cấp và thành viên Hội
đồng bộ trưởng đều là trang phục thiết kế từ những hiệu may châu Âu danh
tiếng nhất. Chúng tôi có những thứ tốt nhất: nhà to đẹp nhất, ô-tô sang
trọng nhất, rượu uýt-ki, sâm-banh và thực phẩm ngon nhất. Đó là sự đảo
ngược hoàn toàn so với lý tưởng cách mạng.

Giorgis cũng mô tả sống động sự thay đổi của Mengistu khi ông trở

thành người cai trị duy nhất:

Một Mengistu thực sự lộ rõ: đầy căm thù, thô bạo và độc tài… Nhiều

người trong chúng tôi từng đút tay túi quần khi nói chuyện với ông như với
một người bằng vai phải lứa, giờ đây chúng tôi phải đứng thẳng một cách
trang nghiêm, thận trọng tôn kính sự hiện diện của ông. Khi nói với ông,
trước kia chúng tôi luôn sử dụng cách xưng hô thân mật “cậu” (ante); giờ
đây chúng tôi phải chuyển sang cách gọi trang trọng “ngài” (ersiwo). Ông
chuyển sang một văn phòng xa hoa hoành tráng trong Lâu đài Menelik…
Ông bắt đầu sử dụng ô-tô của Hoàng đế… Chúng tôi từng dự định làm một
cuộc cách mạng về sự công bằng; giờ đây ông đã trở thành một vị hoàng đế
mới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.