VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 453

chế độ Mobutu cũng tiêu biểu cho mô thức chiếm đoạt từ quần chúng nhân
dân từng bắt đầu hơn một thế kỷ trước với Nhà nước tự do Congo của Vua
Leopold. Thật là trớ trêu khi sĩ quan quân đội Marxist Mengistu cũng bắt
đầu sống trong tòa lâu đài hoàng cung, tự xem mình là hoàng đế, làm giàu
cho bản thân và cận thần cũng hệt như Haile Selassie và các hoàng đế khác
trước ông.

Đó là một định mệnh trớ trêu, nhưng còn bi thảm hơn so với tấn thảm

kịch ban đầu, và không chỉ là những niềm hy vọng bị tan vỡ. Stevens và
Kabila, cũng như nhiều kẻ thống trị khác ở châu Phi, bắt đầu giết hại các
đối thủ rồi đến những người dân thường vô tội. Mengistu và các chính sách
của Derg mang lại nạn đói triền miên trên đất đai phì nhiêu của Ethiopia.
Lịch sử tự lặp lại, nhưng dưới một hình thức vô cùng méo mó. Chính nạn
đói ở tỉnh Wollo năm 1973 mà Haile Selassie từng dửng dưng bỏ mặc đã có
tác động to lớn cuối cùng làm tăng cường sự chống đối chế độ của ông.
Nhưng ít ra Selassie cũng chỉ thờ ơ bỏ mặc. Tệ hơn thế, Mengistu còn xem
nạn đói là công cụ chính trị giúp làm xói mòn sức mạnh của đối thủ. Lịch
sử không chỉ trớ trêu và bi thảm, mà còn độc ác đối với người dân Ethiopia
và nhiều nơi ở vùng hạ Sahara châu Phi.

Bản chất của quy luật sắt của thể chế chính trị đầu sỏ, khía cạnh này

của vòng xoáy đi xuống, là ở chỗ, các nhà lãnh đạo mới lật đổ các nhà lãnh
đạo cũ với cam kết thay đổi triệt để nhưng không mang lại gì ngoài tình
trạng tồi tệ hơn trước. Ở một mức độ nào đó, quy luật sắt của thể chế chính
trị đầu sỏ khó hiểu hơn các hình thức khác của vòng xoáy đi xuống. Có một
lôgic rõ ràng về sự tồn tại dai dẳng của các thể chế chiếm đoạt ở miền nam
Hoa Kỳ và ở Guatemala. Chính những nhóm người cũ tiếp tục chi phối nền
kinh tế và nền chính trị trong nhiều thế kỷ. Thậm chí khi bị thách thức, như
các chủ đồn điền miền nam Hoa Kỳ sau nội chiến, quyền lực của họ vẫn
nguyên vẹn và họ vẫn có thể duy trì và tái lập một hệ thống thể chế chiếm
đoạt tương tự mà từ đó một lần nữa họ lại hưởng lợi. Nhưng làm sao ta hiểu
được những người lên cầm quyền nhân danh sự thay đổi cấp tiến mà lại tái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.