VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 485

Không thể hiểu được nhiều vùng nghèo nhất trên thế giới vào cuối thế

kỷ 20 nếu như không hiểu về chủ nghĩa chuyên chính vô sản của thế kỷ 20.
Tầm nhìn của Marx là tầm nhìn về một hệ thống tạo ra thịnh vượng trong
bối cảnh nhân văn hơn và không có cách biệt giàu nghèo. Lênin và đảng
của ông đã lấy cảm hứng từ Marx, nhưng thực tiễn quá khác biệt so với lý
thuyết. Và sự cách biệt giàu nghèo vẫn tồn tại, vì việc đầu tiên mà Lênin và
các đồng chí của ông làm là tạo ra một giới quyền thế mới - chính họ,
những lãnh đạo của đảng Bôn-sê-vích. Khi làm thế, họ thanh trừng và giết
hại không chỉ các thành phần ngoài đảng, mà bất kỳ ai có thể đe dọa quyền
lực của họ. Nhưng đó vẫn chưa phải là tấn bi kịch thực sự: bi kịch đầu tiên
là với cuộc nội chiến, rồi sau đó là dưới thời hợp tác hóa của Stalin và
những đợt thanh trừng quá thường xuyên của ông, có lẽ đã giết hại tới 40
triệu người. Các hậu quả kinh tế và nỗi thống khổ của con người cũng đã
xảy ra ở những nơi khác như Campuchia vào thập niên 1970 dưới thời
Khmer Đỏ, ở Trung Quốc và ở Bắc Triều Tiên. Chế độ độc tài và lạm dụng
nhân quyền ở các nước này không chỉ tạo ra nỗi thống khổ và giết chóc mà
còn thiết lập ra các loại thể chế chiếm đoạt khác nhau. Các thể chế kinh tế,
dù có hay không có thị trường, đều được thiết kế để chiếm đoạt nguồn lực
từ dân chúng, và do căm ghét sở hữu tư nhân, họ thường gây ra nghèo đói
chứ không phải thịnh vượng. Trong trường hợp Xô viết, như ta đã thấy
trong chương 5, hệ thống kinh tế thoạt đầu mang lại sự tăng trưởng nhanh
chóng, nhưng sau đó loạng choạng và dẫn đến đình trệ. Hậu quả còn nặng
nề hơn nhiều ở Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông, ở Campuchia dưới
thời Khmer Đỏ, và ở Bắc Triều Tiên, nơi các thể chế kinh tế dẫn đến sụp đổ
kinh tế và nạn đói.

Các thể chế kinh tế này được nâng đỡ bởi các thể chế chính trị chiếm

đoạt, trong đó toàn bộ quyền lực chính trị được tập trung và không có giới
hạn đối với việc sử dụng quyền lực. Mặc dù khác nhau về hình thức, các
thể chế chiếm đoạt này đã tác động đến phương kế mưu sinh của dân chúng
cũng tương tự như tác động của các thể chế chiếm đoạt ở Zimbabwe và
Sierra Leone.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.