VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 493

tốt hơn. Ông không có đủ tiền để mua ABC, vì thế ông tiến hành một kế
hoạch tài tình theo kiểu của Carlos Slim. Cổ phần của ABC được phát hành
lần đầu trên Thị trường chứng khoán Luân Đôn, và tập đoàn Luxor thu
được 74,9% số cổ phần này với giá 68,5 bảng Ai Cập một cổ phần. Ba
tháng sau, cổ phần được chia nhỏ làm hai, và tập đoàn Luxor có thể bán tất
cả với giá 52,5 bảng/cổ phần, hưởng lợi ròng 36%, và Zayat có thể dùng
tiền này để trả tiền mua ABC với giá 231 triệu bảng trong tháng sau. Vào
thời điểm đó, ABC đang có lợi nhuận hàng năm vào khoảng 41,3 triệu bảng
Ai Cập và có dự trữ tiền mặt là 93 triệu bảng Ai Cập. Thật là một món hời.
Năm 1999, công ty ABC vừa tư nhân hóa đã mở rộng thế lực độc quyền từ
bia sang rượu thông qua mua công ty độc quyền rượu quốc gia Gianaclis
cũng được tư nhân hóa. Gianaclis là một công ty hoạt động rất có lãi nhờ
núp đằng sau hàng rào thuế quan lên đến 3.000% đối với rượu nhập khẩu,
và có tỷ lệ lợi nhuận gộp là 70% trên doanh số. Năm 2002, công ty độc
quyền này đổi chủ khi Zayat bán ABC cho Heineken với giá 1,3 tỉ bảng Ai
Cập. Tỷ lệ lợi nhuận là 563% chỉ trong năm năm.

Mohamed Nosseir không phải lúc nào cũng thua. Năm 1993, ông mua

Công ty đóng chai El Nasr chuyên độc quyền đóng chai và bán Coca-Cola
ở Ai Cập. Mối quan hệ của Nosseir với bộ trưởng doanh nghiệp nhà nước
lúc bấy giờ, Atef Ebeid, cho phép ông thực hiện doanh vụ gần như không
có cạnh tranh. Hai năm sau, Nosseir bán công ty với giá hơn gấp ba lần giá
mua. Một ví dụ khác là về phong trào tham gia của khu vực tư nhân trong
ngành điện ảnh của nhà nước vào cuối thập niên 1990. Một lần nữa, các
mối quan hệ chính trị ngụ ý rằng chỉ có hai gia đình được phép bỏ thầu và
điều hành ngành điện ảnh - một trong hai gia đình đó là gia đình Sawiris.

Ai Cập ngày nay là một nước nghèo, không nghèo đến mức như các

nước miền nam thuộc vùng hạ Sahara châu Phi, nhưng vẫn có khoảng 40%
dân số rất nghèo và sống với dưới 2 USD một ngày. Trớ trêu thay, như ta đã
thấy trên đây (chương 2), vào thế kỷ 19, Ai Cập là nơi có một nỗ lực thành
công đầu tiên trong việc thay đổi thể chế và hiện đại hóa kinh tế dưới thời

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.