VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 513

Nam di cư ồ ạt, một hệ quả của cuộc Đại Suy thoái và Thế chiến thứ hai.
Trong những năm 1940 và 1950, con số di cư này trung bình lên đến một
trăm nghìn người một năm. Trong khi đó, những tiến bộ về công nghệ được
áp dụng dần vào sản xuất nông nghiệp, hạn chế sự phụ thuộc của chủ đồn
điền vào lao động rẻ tiền. Công việc lao động chủ yếu trong đồn điền là hái
bông. Năm 1950 hầu hết tất cả bông ở miền Nam đều được hái bằng tay.
Và quá trình cơ giới hóa việc hái bông đã giảm đi nhu cầu về loại lao động
này. Đến năm 1960, ở những bang quan trọng là Alabama, Louisiana và
Mississippi, gần một nửa quy trình sản xuất đã được cơ giới hóa. Không chỉ
việc giữ chân người da đen ở lại miền Nam trở nên khó hơn, mà bản thân
chủ đồn điền cũng không còn cần đến họ nhiều như trước. Vì thế, tầng lớp
quý tộc không còn nhiều lý do để đấu tranh nhằm giữ lại thể chế kinh tế
chiếm đoạt. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là họ sẵn sàng chấp nhận
các thay đổi trong hiến pháp. Thay vào đó, mâu thuẫn kéo dài đã diễn ra.
Liên minh lạ thường giữa những người da đen miền Nam và thể chế dung
hợp liên bang của Hoa Kỳ đã tạo nên một thế lực để chống lại thể chế
chiếm đoạt miền Nam và tiến tới sự bình đẳng về nhân quyền và quyền
chính trị cho người da đen, cũng như phá bỏ những rào cản phát triển kinh
tế ở miền Nam Hoa Kỳ.

Động lực thay đổi quan trọng nhất vẫn là phong trào nhân quyền. Sự

kiện dẫn đường là tập hợp sức mạnh của người da đen miền Nam thông qua
việc chống đối thể chế chiếm đoạt, yêu cầu quyền của mình, biểu tình và
vận động cho các quyền này, như sự kiện ở Montgomery. Người da đen đã
không đơn độc bởi miền Nam không phải là một quốc gia riêng biệt, và
những yếu nhân ở đây không có quyền lực tự do như ở những nơi như
Guatemala. Là một phần của Hoa Kỳ, miền Nam phải tuân theo Hiến pháp
Hoa Kỳ và luật pháp liên bang. Mong muốn cải cách miền Nam cuối cùng
cũng nhận được sự ủng hộ của cơ quan lập pháp, hành pháp và Tòa án Tối
cao Mỹ một phần là do tiếng tăm của phong trào nhân quyền đã vươn ra
khỏi miền Nam, nhờ đó huy động được sự hỗ trợ của chính quyền liên
bang.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.