VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 517

bố mọi bài kiểm tra học vấn và các loại thuế bắt buộc khi tham gia bầu cử
cũng như bất cứ phương pháp nào khác được áp dụng để tước đi quyền bầu
cử của người da đen đều bất hợp pháp. Điều này cũng giúp tăng cường sự
giám sát của liên bang đối với việc bầu cử ở từng bang.

Tất cả các sự kiện trên đã tác động rất nhiều đến sự thay đổi của nền

kinh tế và bộ máy chính trị của miền Nam. Cụ thể, ở bang Mississipi vào
năm 1960, chỉ khoảng 5% người da đen có quyền bầu cử. Đến năm 1970
con số này đã tăng lên thành 50%. Tại Alabama và Nam Carolina, con số
này cũng tăng dần từ khoảng 10% trong năm 1960 thành 50% vào 1970.
Khuynh hướng này đã biến đổi bản chất của bầu cử, ở cả cấp độ địa
phương và quốc gia. Quan trọng hơn, sự ủng hộ chính trị của Đảng Dân
chủ, đảng chiếm ưu thế, đối với những thể chế chiếm đoạt phân biệt chủng
tộc dần bị mai một. Một chuỗi những thay đổi trong thể chế kinh tế đã được
rộng lối để tiến hành. Trước khi có sự cải cách thể chế vào những năm
1960, hầu hết người da đen không được phép làm việc trong các nhà máy
dệt. Năm 1960, chỉ có khoảng 5% người lao động trong các nhà máy dệt ở
miền Nam là người da đen. Đạo luật về Quyền Dân sự đã ngăn chặn sự
phân biệt đối xử này. Đến năm 1970, tỷ lệ trên tăng lên 15%; đến năm 1990
là 25%. Phân biệt đối xử về kinh tế giảm dần, cơ hội học hành tăng lên
đáng kể và thị trường lao động miền Nam đã ngày càng cạnh tranh hơn.
Cùng với thể chế dung hợp là những tiến bộ vượt bậc về kinh tế ở miền
Nam. Năm 1940, thu nhập bình quân đầu người ở các bang miền Nam chỉ
bằng 50% so với toàn nước Mỹ. Điều này bắt đầu thay đổi vào những năm
cuối thập niên 1940 và 1950. Đến năm 1990, khoảng cách trên về cơ bản đã
không còn.

Cũng như ở Botswana, điều quan trọng ở miền Nam Hoa Kỳ là sự

phát triển song hành của thể chế kinh tế và chính trị dung hợp. Cơ sở của
điều này chính là sự xuất hiện song song giữa tình trạng bất mãn ngày càng
tăng của người da đen dưới thể chế chiếm đoạt miền Nam với sự lung lay
của chế độ độc đảng của Đảng Dân chủ ở đây. Một lần nữa, chúng ta thấy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.