VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 563

Điểm chung của những cuộc cách mạng chính trị thành công trong

việc lát đường cho các thể chế dung hợp hơn và sự thay đổi thể chế dần dần
ở Bắc Mỹ, ở Anh vào thế kỷ 19, và ở Botswana sau khi độc lập - đồng thời
cũng dẫn đến sự củng cố đáng kể các thể chế chính trị dung hợp - là ở chỗ,
các cuộc cách mạng này đã thành công trong việc trao quyền cho nhiều
thành phần đa dạng trong xã hội. Muốn có chủ nghĩa đa nguyên, nền tảng
của các thể chế chính trị dung hợp, thì quyền lực chính trị phải được phân
phối rộng rãi trong xã hội, và nếu bắt đầu từ thể chế chiếm đoạt vốn chỉ tập
trung quyền lực vào tay một số ít người, thì cần phải có một quá trình trao
quyền. Như đã nhấn mạnh trong chương 7, điều này chính là yếu tố làm
nên sự khác biệt giữa cuộc Cách mạng Vinh quang so với việc lật đổ giới
quyền thế này rồi thay bằng một giới quyền thế khác. Trong trường hợp
cuộc Cách mạng Vinh quang, cội rễ của chủ nghĩa đa nguyên nằm ở việc
lật đổ vua James II bằng một cuộc cách mạng chính trị dưới sự lãnh đạo
của một liên minh rộng lớn bao gồm các thương nhân, các nhà công
nghiệp, giới chủ đất nhỏ, và ngay cả nhiều thành viên của giới quý tộc Anh
không liên kết với nhà vua. Như ta đã thấy, cuộc Cách mạng Vinh quang
được tạo điều kiện thuận lợi thông qua việc huy động và trao quyền cho
một liên minh rộng lớn, và quan trọng hơn, điều này đến lượt nó đã dẫn đến
sự trao quyền hơn nữa cho nhiều thành phần hơn trong xã hội so với trước
đây - cho dù rõ ràng những thành phần này vẫn chưa phải là toàn bộ xã hội,
và phải mất hơn 200 năm nữa, nước Anh mới trở thành một nền dân chủ
thực thụ. Những yếu tố dẫn đến sự ra đời của các thể chế dung hợp ở các
thuộc địa Bắc Mỹ cũng tương tự, như ta đã thấy trong chương 1. Một lần
nữa, con đường bắt đầu từ Virginia, Carolina, Maryland và Massachusetts,
rồi dẫn đến Tuyên ngôn Độc lập cùng với sự kiện toàn các thể chế chính trị
dung hợp ở Hoa Kỳ là con đường trao quyền cho các thành phần xã hội
ngày càng rộng lớn hơn.

Cuộc cách mạng tư sản Pháp cũng là một ví dụ về việc trao quyền cho

nhiều thành phần trong xã hội vươn lên chống lại chế độ cũ ở Pháp và xoay
sở lát đường cho một hệ thống chính trị đa nguyên hơn. Nhưng Cách mạng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.