VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 564

Pháp, nhất là thời kỳ Khủng bố dưới sự cầm đầu của Robespierre, một thời
kỳ đàn áp và giết chóc, cũng cho ta thấy rằng quá trình trao quyền cũng có
nhiều cạm bẫy. Tuy nhiên, cuối cùng rồi Robespierre và nhóm nòng cốt
Robin của ông cũng bị hạ bệ, và di sản quan trọng nhất từ cuộc Cách mạng
Pháp không phải là những cỗ máy chém mà là công cuộc cải cách sâu rộng
mà cách mạng đã tiến hành ở Pháp và các nơi khác ở châu Âu.

Có nhiều điểm tương đồng giữa các quá trình trao quyền lịch sử này

với những sự kiện diễn ra ở Brazil bắt đầu từ thập niên 1970. Mặc dù cội rễ
của Đảng Công nhân là phong trào công đoàn, ngay từ những ngày đầu, các
nhà lãnh đạo như Lula cùng với giới trí thức và các chính khách đối lập ủng
hộ Đảng, đã ra sức nhân rộng đảng thành một liên minh rộng lớn. Xung lực
này bắt đầu hòa cùng các phong trào xã hội trên khắp đất nước, khi đảng
tiếp quản các chính quyền địa phương, khuyến khích sự tham gia dân sự và
tạo thành một kiểu cách mạng trong quản lý nhà nước trên cả nước. Trái
với nước Anh thế kỷ 17 hay nước Pháp đầu thế kỷ 18, ở Brazil không có
một cuộc cách mạng triệt để châm ngòi cho quá trình thay đổi thể chế chính
trị trong một cuộc đột kích lật đổ chế độ. Nhưng quá trình trao quyền bắt
nguồn từ các nhà máy ở São Bernardo đã phát huy tác dụng một phần vì
quá trình này đã chuyển hóa thành sự thay đổi chính trị cơ bản ở tầm vóc
quốc gia - chẳng hạn như sự quá độ từ chế độ độc tài quân sự thành một
nền dân chủ. Quan trọng hơn, ở Brazil, quá trình trao quyền diễn ra ở cấp
độ cơ sở giúp đảm bảo rằng sự quá độ lên một nền dân chủ sẽ tương ứng
với phong trào tiến tới các thể chế chính trị dung hợp, và đó là yếu tố chính
dẫn đến sự ra đời của một chính quyền tận lực cung cấp dịch vụ công, mở
rộng giáo dục, và một sân chơi bình đẳng thực sự. Như chúng ta đã thấy,
nền dân chủ không đảm bảo sẽ có chế độ đa nguyên, được minh họa rõ rệt
qua sự tương phản giữa thể chế đa nguyên ở Brazil với kinh nghiệm của
Venezuela. Venezuela cũng quá độ lên một nền dân chủ sau năm 1958,
nhưng điều này xảy ra mà không có sự trao quyền ở cấp độ cơ sở và không
giúp phân phối quyền lực chính trị đa nguyên. Thay vào đó, hệ thống chính
trị đầy tham nhũng, các mạng lưới ô dù bảo trợ và xung đột tồn tại dai dẳng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.