trưởng thần kỳ ở các nước Đông Á và Trung Quốc. Mặc dù các thể chế
cũng tồn tại dai dẳng, song trong một số hoàn cảnh chúng thay đổi rất
nhanh như chúng ta sẽ thấy.
GIẢ THUYẾT VÔ MINH
Lý thuyết phổ biến cuối cùng giải thích tại sao một số nước thì nghèo
trong khi một số khác lại giàu là giả thuyết vô minh, khẳng định rằng sự
cách biệt giàu nghèo trên thế giới tồn tại bởi vì bản thân chúng ta hoặc các
nhà lãnh đạo của chúng ta không biết cách làm thế nào để biến một nước
nghèo trở nên giàu có. Ý tưởng này được chấp nhận bởi hầu hết các nhà
kinh tế học tin vào định nghĩa nổi tiếng của nhà kinh tế học người Anh
Lionel Robbins vào năm 1935, rằng “kinh tế học là một khoa học nghiên
cứu hành vi của con người như một mối quan hệ giữa các mục tiêu và
phương tiện khan hiếm có công dụng thay thế nhau”.
Bước thêm một bước nhỏ từ định nghĩa này sẽ dẫn tới kết luận rằng
khoa học kinh tế nên tập trung vào việc sử dụng tốt nhất các phương tiện
khan hiếm để thỏa mãn các mục tiêu của xã hội. Thật vậy, kết quả lý thuyết
nổi tiếng nhất trong kinh tế học - Định lý thứ nhất của kinh tế học phúc lợi -
chỉ ra các điều kiện để sự phân bổ các nguồn lực trong một “nền kinh tế thị
trường” đem lại kết quả mong đợi cho xã hội từ quan điểm kinh tế. “Kinh
tế thị trường” là một thuật ngữ trừu tượng, hàm ý tình trạng trong đó tất cả
các cá nhân và công ty có thể tự do sản xuất, mua và bán bất kỳ sản phẩm
hoặc dịch vụ mà họ muốn. Khi những điều kiện này không hội đủ thì xuất
hiện “thất bại thị trường”. Những thất bại thị trường này là cơ sở cho lý
thuyết về sự cách biệt giàu nghèo trên thế giới, bởi vì khi càng nhiều thất
bại thị trường không được giải quyết thì quốc gia sẽ càng nghèo. Giả thuyết
vô minh cho rằng các nước nghèo vốn dĩ nghèo bởi vì họ có rất nhiều thất
bại thị trường và bởi vì các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách
không biết làm thế nào để giải quyết chúng và đã bị vướng vào những lời
khuyên sai lầm trong quá khứ. Các nước giàu sở dĩ giàu vì họ đã tìm ra