VÌ SAO CÁC QUỐC GIA THẤT BẠI: NGUỒN GỐC CỦA QUYỀN LỰC, THỊNH VƯỢNG VÀ NGHÈO ĐÓI - Trang 93

văn hóa Trung Quốc, mà là do cách tổ chức kinh tế và chỉ huy chính trị tàn
khốc. Trong thập niên 1950, Mao chủ trương tiến hành Đại nhảy vọt, chính
sách công nghiệp hóa quyết liệt mà hậu quả là nạn đói và chết đói hàng
loạt. Trong thập niên 1960, Mao tuyên truyền Cách mạng Văn hóa, dẫn đến
cuộc đàn áp đại trà đối với giới trí thức và người có học, hay bất kỳ ai mà
sự trung thành với đảng có thể bị hoài nghi. Điều này một lần nữa dẫn đến
sự khiếp sợ và lãng phí khủng khiếp tài năng và nguồn lực của xã hội.
Tương tự như vậy, tăng trưởng của Trung Quốc hiện nay không hề liên
quan đến các giá trị Trung Quốc hoặc thay đổi trong văn hóa Trung Quốc,
mà nó là kết quả của một quá trình chuyển biến kinh tế nhờ các cuộc cải
cách của Đặng Tiểu Bình và các đồng minh của ông, người sau cái chết của
Mao Trạch Đông, từng bước từ bỏ thể chế và chính sách kinh tế tập trung,
trước tiên là trong lĩnh vực nông nghiệp và sau đó là trong lĩnh vực công
nghiệp.

Cũng giống như giả thuyết địa lý, giả thuyết văn hóa cũng không giúp

giải thích các khía cạnh khác trong bức tranh về vị thế giữa các quốc gia
hiện nay. Tất nhiên là giữa Hoa Kỳ và châu Mỹ La-tinh có sự khác biệt về
niềm tin, thái độ văn hóa và các giá trị, nhưng giống như những khác biệt
giữa Nogales (Arizona) và Nogales (Sonora), giữa Nam và Bắc Triều Tiên,
những khác biệt này là hệ quả của sự khác biệt về thể chế và lịch sử thể chế
của hai nơi. Yếu tố văn hóa nhấn mạnh cách thức nền văn hóa “Tây Ban
Nha” hoặc “La-tinh” hun đúc nên Đế chế Tây Ban Nha không thể giải thích
sự khác biệt ở châu Mỹ La-tinh (chẳng hạn tại sao Argentina và Chile thịnh
vượng hơn so với Peru và Bolivia). Các lập luận khác về văn hóa, chẳng
hạn như những lập luận nhấn mạnh vào nền văn hóa bản địa đương đại, đều
không đi đến đâu. Argentina và Chile có ít người bản địa hơn so với Peru
và Bolivia. Mặc dù điều này là đúng sự thật, nhưng văn hóa bản địa cũng
không phải là một lời giải thích thuyết phục. Colombia, Ecuador và Peru có
mức thu nhập tương đương nhau, nhưng Colombia hiện có rất ít dân bản
địa, trong khi Ecuador và Peru có nhiều hơn. Cuối cùng, thái độ văn hóa,
nhìn chung thay đổi rất chậm, không có khả năng giải thích cho sự tăng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.