VÌ THƯƠNG... - Trang 20

những người của thế hệ xưa, nên sẽ không thích những trò trẻ con ấy và họ
chẳng bao giờ làm. Tôi cũng không chắc bố mẹ tôi có thích không, tôi chỉ
đơn giản nghĩ rằng nếu tôi có thể gửi hoa mừng sinh nhật bạn, gửi thiệp qua
đường bưu điện cho người yêu, thì tại sao tôi không thể làm điều đó với bố
mẹ mình? Nếu muốn rút ngắn khoảng cách thế hệ và giảm bớt khác biệt,
phải chăng chúng ta nên bắt đầu bằng việc quên đi rằng bố mẹ chúng ta
hơn chúng ta bao nhiêu tuổi mà thay bằng việc cư xử với bố mẹ đầy yêu
thương và thân thiện như những người bạn lớn của đời nhau?

Cũng cần nói thêm rằng, không phải lúc nào tôi cũng có thể trò

chuyện được với bố mẹ mình. Có hai bước ngoặt lớn trong đời mà bố mẹ
từng không ủng hộ tôi và tôi đã rất khó khăn để thuyết phục ông bà. Một
lần là năm tôi hai mươi hai tuổi, vừa tốt nghiệp trường Đại học Ngân hàng
nhưng lại muốn theo nghề phóng viên. Một lần là năm hai mươi lăm tuổi,
khi tôi kiên quyết lấy chồng cũ của mình. Cả hai lần ấy, tôi đều không thể
nói chuyện với bố mẹ như cách thông thường nên tôi đã viết thư, viết ra
những mong muốn của mình, vì sao mình chọn như thế và mình sẽ sẵn
sàng chịu trách nhiệm ra sao. Hai lá thư ấy, trên một xấp giấy A4, vẫn còn
được bố mẹ tôi giữ đến giờ trong chiếc vali truyền thống của gia đình, như
một minh chứng cho sự cứng đầu và nổi loạn của đứa con gái duy nhất của
ông bà (tôi còn một em trai). Nhưng đó cũng là bằng chứng cho sự trao đổi
cởi mở giữa tôi và bố mẹ. Để có thể làm bạn với tôi, bố mẹ đã luôn kiên
nhẫn ngồi nghe tôi kể chuyện tầm phào từ bé đến lớn. Và đến lượt tôi, để
có thể làm bạn với ông bà, tôi đã không ngại mở lòng bằng cả nói và viết,
bằng cả gọi điện, trò chuyện và Facebook, bằng tất cả những gì tôi có thể
giao tiếp. Và bằng cách đó, chúng tôi không chỉ sở hữu mối quan hệ huyết
thống thiêng liêng mà còn cả một tình bạn vong niên bền bỉ theo thời gian.

Cho đến tận bây giờ, khi đã ba mươi lăm tuổi, làm trưởng phòng và

làm mẹ đơn thân, có vị trí nhất định và đi qua bao sóng gió của cuộc đời,
tôi vẫn không thể nào bỏ được thói quen chạy đi tìm bố khi có rắc rối. Mỗi
khi cảm thấy bế tắc trong một vấn đề nào đó, nhất là khi không thể thỏa
hiệp với chồng cũ trong việc chăm sóc con (và đây thường là chuyện khiến
tôi căng thẳng nhất), tôi đều gọi cho bố. Lâu rồi, tôi không còn khóc mè

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.