càng trở nên giàu có bao nhiêu thì mỗi hy sinh, mỗi tí chút của cải của họ
chuyển sang tay kẻ khác lại làm họ đắng cay bấy nhiêu.
Nhưng dọc theo dòng sông, phía dưới thành phố hai dặm, về phía
Croatxê, Đieppơzalơ, hoặc Bietxa, các thủy thủ và những người đánh cá
thường lôi từ đáy sông lên một vài xác bọm Đức trương phềnh trong bộ
quân phục,bị giết bằng một nhát dao hay một miếng đá ác hiểm, đập đầu
bằng một tảng đá, hoặc bị đẩy từ trên một chiếc cầu cao xuống nước. Bùn
dưới sông vùi kín những cuộc trả thù bí mật, tàn bạo và chính đáng ấy,
những hành động anh hùng không ai biết, những cuộc tấn công thầm lặng,
nguy hiểm hơn những trận chiến đấu giữa thanh thiên bạch nhật và không
có tiếng vang lừng lẫy của vinh quang.
Vì lòng căm thù kẻ ngoại bao giờ cũng võ trang cho một vài người quả
cảm sẵn sàng chết vì một lý tưởng.
Sau cùng, vì những kẻ xâm lăng, tuy bắt thành phố phải chịu cái kỷ
luật hà khắc của chúng, nhưng chưa hề làm một việc gì giống những điều
kinh khủng như tiếng đồn lừng lên là chúng đã phạm suốt dọc đường tiên
quân chiến thắng cho nên người ra cũng mạnh dạn dần, và sự cần buôn bán
lại khiến các thương nhân phải băn khoăn, suy tính. Một vài người có
những quyền lợi lớn vướng mắc ở Lơ Havrơ do quân Pháp đóng, họ muốn
thử tới cảng đó bằng cách đi đường bộ đến Đieppơ, rồi từ đấy xuống tàu.
Người ta lợi dụng bọn sĩ quan Đức mà người ta quen, và xin được của
viên tướng tổng tư lệnh một giấy thông hành.
Vậy là sau khi đặt thuê một cỗ xe lớn bốn ngựa cho cuộc hành trình
ấy, với mười người ghi tên ở nhà chủ xe, họ quyết định ra đi vào một buổi
sớm thứ ba, trước lúc trời sáng, để tránh sự tụ tập đông người.
Giá rét ít lâu nay đã làm mặt đất rắn lại, và hôm thứ hai, vào khoảng
ba giờ sáng, những đám mây đen lớn từ phương bắc đem tuyết đến, tuyết