viên ngọc đến một đất nước xa xôi nào đó. Đó là cách duy nhất đế tránh
khỏi mọi nguy hiểm.
- Ta đã rõ. Giờ thì ta phải ra về chuấn bị cho buổi thăng đường trưa
nay. À, không hiểu ông đã lần nào đến thăm toà miếu đố nát ở Rừng Cây
thuốc chưa?
Mặt ông Dương xám lại:
- Rất tiếc là chưa, thưa đại nhân. Không có nổi một con đường tốt đi
xuyên qua khu rừng rậm đó, và dân ở đó không thích ai lạ dò dẫm vào Tuy
nhiên tôi đã có một bản đồ khá tốt về khu này.
Rồi, ông ta tìm một quyển trên kệ sách, lấy ra đưa cho Địch công.
- Một vị quan nhậm chức trước cả vị tiền nhiệm của đại nhân đã cho in
quyển này, không có bán ở thương trường.
Địch công giở vài trang, rồi trả lại cho ông Dương.
- Ở Nha phủ cũng có một quyển như quyển này. Quyển này rất hay.
Việc tả lại bức tượng Nữ thần Sông bằng đá hoa cương rất chính xác.
- Tôi ao ước được ngắm nhìn pho tượng một lần trong đời - Ông
Dương thốt lên - Người ta nói pho tượng có từ đời nhà Hán, đế tượng và
thân tượng được tạc từ hai khối đá hoa cương ghép lại. Bàn thờ trước pho
tượng cũng bằng đá hoa cương. Và chính trên chiếc bàn đó từng diễn ra lễ
tế sống một người trẻ tuối để chúc mừng Thần Sông. Thật là một di vật lịch
sử quý báu. Đại nhân có thế trình lên Bộ Lễ để họ cho phát quang khu rừng
và trùng tu lại ngôi đền? Dân chúng chắc sẽ hài lòng nếu được trên chấp
thuận. Ngôi đền ấy sẽ là một di tích lịch sử và sẽ có rất nhiều người tới
chiêm ngưỡng.