VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 148

147

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

bay đi. Tuy nhiên, vết ban màu xam xám còn hằn trên da đến mấy tuần lễ da bé mới
bình thường trở lại. Đây là giai đoạn các thầy ban thường gọi là ban đen, một thứ
ban nguy hiểm. Thực ra đó cũng thường trùng hợp với các biến chứng của bệnh.

Một chút trị liệu:

Trong thời kỳ ban rộ ra, bé có vẻ mệt mỏi, rã rượi, sút thấy rõ vì không ăn uống

được. Có khi miệng lở, lưỡi dơ, bón làm đau bụng. Trong suốt thời kỳ này, không
cần thuốc men gì cả thì tiến trình của bệnh cũng trãi qua các giai đoạn như trên.
Thuốc men nếu có cũng chỉ có mục đích làm cho bé dễ chịu một chút. Nóng quá thì
cho thuốc hạ nóng, đỡ mệt; thuốc an thần, tránh làm kinh và dịu cơn ho. Thuốc rơ
miệng, nhỏ mũi, nhỏ mắt để giữ vệ sinh, tránh làm độc, thế thôi. Nếu không có gì
khác lạ xảy ra, bé sẽ trở lại bình thường trong một thời gian ngắn (khoảng một tuần).
Bé hết nóng, ăn lại được và đòi ăn dữ, để bù thời gian nhịn đói vừa qua. Nhưng nếu
lúc này ta bắt bé kiêng ăn vì thấy những nốt ban sậm lại tưởng là ban đen hoặc thấy
những giọt mồ hôi đọng lấm tấm trắng ở lỗ chân lông (vì bé không tắm cả 10 ngày
rồi) tưởng là ban trắng, bắt cữ ăn thì cuối cùng bé bị bỏ đói... còn xương với da ta sẽ
có thứ ban... khỉ vậy!

Những biến chứng:

Ban lặn rồi bé vẫn còn nóng dây dưa, còn ho khò khè, khó thở là có chuyện lôi

thôi rồi đó. Như vậy là bé đã bị biến chứng. Biến chứng thông thường nhất là thúi tai
– tai chảy mủ – viêm thanh quản gây tắt tiếng, giọng khàn đặc – viêm phổi và cuống
phổi do chính siêu vi trùng ban đỏ hay do vi trùng bên ngoài lợi dụng thời cơ xâm
nhập. Bé cũng có thể bị ỉa chảy, đàm, máu... và có khi bị viêm não nhưng rất hiếm.
Bác sĩ là người phải đề phòng cho bé những biến chứng này trong lúc bé bị ban đỏ.
Nhưng chính mẹ bé cũng phải theo dõi để báo cho bác sĩ biết ngay những thay đổi
bất thường. Rất nhiều trường hợp sau một cơn ban đỏ thông thường vì không biết
mà để cho bé bị viêm phổi nặng, màng phổi có mủ, hoặc bị lao phổi, lao màng óc
hoặc bị bệnh ốm đói, còi xương mà cứ tưởng là còn gốc ban dây dưa nên đi chưa
thầy ban mãi, cuối cùng bé đành chết vì sự dốt nát của ta.

Đã có thuốc ngừa:

Ban đỏ tự nó không phải là một thứ bệnh nguy hiểm nhưng bé cũng phải mất

một thời gian chống chọi với bệnh rất mệt, rất mất sức. Vả lại các biến chứng cũng
thất đáng sợ. Ngày nay, người ta đã có thuốc chủng ngừa ban đỏ vào lúc trẻ được 9
tháng. Thuốc chích một lần duy nhất (hiện nay cần chích nhắc thêm một lần nữa cho
chắc!) và khi chích xong bé bị một thứ ban đỏ... nhẹ, nghĩa là cũng chảy nước mắt
nước mũi, ho hen, nóng sốt chút đỉnh rồi thôi. Bé sẽ không bị ban đỏ nữa.

*

Tóm tắt những điều cần làm khi bé bị ban đỏ:

 Săn sóc như trường hợp một bé nóng thông thường.

 Cho uống nhiều nước – Mặc áo vải mỏng nhẹ, ở chỗ thoáng khí, mát mẻ,

nhưng tránh gió và nắng chói.

 Săn sóc mắt, mũi, tai miệng mỗi ngày.

 Khi bé thèm ăn lại thì cho ăn ngay, không nên cữ ăn. Cho ăn ngày nhiều bữa,

bổ dưỡng.

 Dùng thuốc theo toa bác sĩ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.