VIẾT CHO CÁC BÀ MẸ SINH CON ĐẦU LÒNG - Trang 150

149

Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com

Sốt thương hàn (ban cua) do vi trùng Salmonella typhi gây ra. Bệnh có thể xảy

ra ở bất cứ tuổi nào. Ở nông thôn, bệnh thường truyền qua nước uống thiếu vệ sinh,
nước sông, nước giếng. Ở thành phố thì trong thức ăn: sữa, kem, rau sống, sò, ốc,
bánh trái... Rất hiếm khi bệnh truyền trực tiếp từ người này sang người khác. Một
người đang mắc bệnh hay đã khỏi bệnh rồi vẫn chứa trong ruột khá nhiều vi trùng
Salmonella typhi và vi trùng này theo phân ra ngoài, nước mưa trôi vào các cống
rãnh, sông ngòi, hồ ao, giếng nước. Người uống nước dơ đó sẽ mắc bệnh. Các thứ
rau cải được tưới bằng... phân người dĩ nhiên là ổ chứa vi trùng Salmonella! Loại vi
trùng này có thể gây ngộ độc thực phẩm thông thường hoặc bệnh thương hàn.

Thời kỳ tiềm ẩn khoảng 15 ngày, không có triệu chứng gì rõ rệt rồi phát khởi một

cách cũng thâm hiểm khôn lường. Bé nóng 39° - 40°C một cách dai dẳng trong 5, 7
ngày, cứ bớt rồi lại nóng, rã rượi, mệt mỏi, khó ngủ nhức đầu, chảy máu cam,
thường ăn không tiêu, bón, ói mửa, đau bụng lâm râm ở vùng bụng dưới bên mặt và
ho. Sau đó, bệnh vẫn tiếp tục nóng cao. Có khi bé bị mê sảng, nói xàm, nhưng
thường là ở trạng thái lờ đờ nửa thức nửa ngủ, lưỡi trắng hay có đốm đỏ, môi nứt
nẻ, lá lách có khi sưng lớn, bỏ ăn, tiêu chảy... Nếu không được chữa đúng lúc, bệnh
sinh nhiều biến chứng như viêm gan, viêm thận, viêm phổi, viêm màng não... Nhưng
thường nhất và nguy hiểm nhất là trụy tim mạch, xuất huyết và lủng ruột.

Lúc bệnh khởi đầu, nếu nghi ngờ ta có thể cho cấy máu để tìm bệnh. Vào tuần

lễ thứ hai – nghĩa là khi bé bị nóng đã 7, 8 ngày – cho thử huyết thanh định bệnh.
Ngoài ra có thể tìm vi trùng trong phân hoặc cấy máu.

Một người mắc bệnh thương hàn cả năm sau cũng còn vi trùng trong phân. Do

đó, vấn đề vệ sinh công cộng thực quan trọng. Đi tiêu bừa bãi là một cách truyền
bệnh tốt nhất. Nếu chữa sớm và đúng, bệnh sẽ khỏi trong vòng mười hôm. Thường
thường, bác sĩ cho uống thuốc ít nhất trong 2 tuần lễ để tránh tái phát. Trong suốt
thời gian điều trị, bé phải được chăm sóc, canh chừng, có triệu chứng gì của biến
chứng thì can thiệp ngay. Thí dụ xuất huyết nhiều phải truyền máu, lủng ruột thì phải
mổ mới cứu nổi. Nhiều người đi bác sĩ một lần, uống thuốc vài ngày thấy bớt nóng,
bỏ luôn, sau nóng lại hoặc sinh biến chứng thực tai hại.

Dưỡng bệnh khó khăn:

Thời kỳ bệnh lâu dài, khó khăn, dễ bị bệnh trở lại. Người bệnh mất sức nhiều vì

bị cữ ăn quá đáng trong thời gian bệnh. Ngày nay, người ta biết rằng không phải vì
ăn mà lủng ruột mà lủng ruột là vì độc tố của vi trùng. Thí nghiệm cho thấy là không
ăn uống gì cũng vẫn có thể bị lủng ruột vào khoảng cuối tuần lễ thứ hai. Nếu chữa
sớm và đúng cách thì không ngại biến chứng này. Vì sợ lủng ruột, bé bệnh vì bị cữ
ăn quá đáng khiến sức khỏe càng suy nhược, khó bình phục. Những ngày đầu khi
sốt nhiều bé bỏ ăn hay ăn ít thôi, lúc đó nên cho bé ăn cháo lỏng, có thể nấu với thịt
bằm hay cá. Khi hết sốt bé có thể từ từ ăn uống bình thường lại. Bé có thể ăn cơm,
thịt, cá, trứng, sữa để có đủ năng lượng và chất bổ cho mau lại sức.

*

Tóm lại bệnh ban cua hay sốt thương hàn ngày nay không còn là một bệnh ghê

gớm nữa. Có nhiều thứ thuốc chữa rất công hiệu. Không nên tự ý dùng
Chloramphénicol bừa bãi vừa có thể nguy hiểm vì bệnh suy tủy vừa làm vi trùng lờn
thuốc. Bệnh thương hàn giai đoạn đầu cũng có những triệu chứng gần giống bệnh
sốt xuất huyết, bé phải được bác sĩ chăm sóc, điều trị. Không cần cữa ăn quá đáng
như xưa vì đó là một thành kiến sai lầm. Hiện nay đã có thuốc chủng ngừa, tuy
nhiên quan trọng nhất vẫn là giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh công cộng.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.