148
Tủ sách Nuôi con – http://sachx.com
Theo dõi và báo cho bác sĩ biết ngay khi bé bị nóng trở lại – đau tai – khó thở
– ho nhiều, tiêu đàm máu... trong thời kỳ dưỡng bệnh.
Ban Rubella
Gần đây nghe nói nhiều về dịch Rubella (Rubéola, phong chẩn, ban Hồng),
thực ra là một thể ban rất nhẹ do siêu vi trùng gây ra. Trẻ khoảng 4 – 5 tháng tuổi
trở đi, sốt, nổi nốt đỏ rải rác ở da thì thường là rubella, ban Hồng, chừng 5 – 7 ngày
sẽ tự khỏi và sau đó được miễn dịch suốt đời.
Bệnh chỉ nguy hiểm đối với người mẹ đang mang thai nếu mắc bệnh trong vòng
3 tháng đầu tiên, siêu vi có thể qua nhau thai gây bệnh bẩm sinh ở trẻ như tim bẩm
sinh, cườm mắt bẩm sinh... Bệnh dễ thành dịch ở phụ nữ trẻ, sống tập thể gần gũi.
Hiện đã có thuốc chủng ngừa. Sau khi chích ngừa 3 tháng mới được mang thai.
Chương 48. Ban Cua (SỐT THƯƠNG HÀN)
N
ghĩ cho kỹ, không phải vô cớ mà đồng bào miền quê ta sợ “ban” nhất là ban
cua, còn gọi là ban bạch (ban trắng) hay thương hàn. Trước thời kỳ có thuốc kháng
sinh, bệnh ban cua quả thật là một bệnh đáng sợ.
Ma trêu quỷ hờn:
Bé nóng đi nóng lại dai dẳng hằng tháng trời, ói mửa, đau bụng, bỏ ăn bỏ uống,
lúc tỉnh lúc mê, nói sảng, bắt “chuồn chuồn” như ma nhập, quỉ ám. Nếu may mà
sống sót thì sau cơn bệnh chỉ còn da bọc xương, đi không muốn nổi, húp cháo thêm
vài tháng nữa mới bình thường trở lại; còn chẳng may bị chết vì trụy mạch hay xuất
huyết trầm trọng hoặc lủng ruột, nhất là lủng ruột – thường xuất hiện vào tuần lễ thứ
ba, khiến người ta tưởng vì ăn uống không cữ kiêng nên mới bị biến chứng này. Do
đó, bé mắc bệnh bị cữ ăn đến nỗi thành ốm đói (ban khỉ) làm mồi ngon cho những
bệnh khác như lao phổi, lao màng não, viêm phổi... Vì thiếu vệ sinh cá nhân cũng
như vệ sinh công cộng, bệnh ở ta thường xuất hiện từng vùng dưới hình thức một
bệnh dịch càng gieo rắc kinh hoàng cho mọi người.
Vì không biết rõ nguyên nhân bệnh, chỉ căn cứ trên những triệu chứng, bệnh
trạng, có lúc tưởng như “ma trêu quỉ hờn” đó, ta không lấy làm lạ khi thấy bệnh
được chữa bằng thầy bà, bùa ngải, cắt đốt... và được gọi bằng nhiều tên khác nhau.
Người gọi thương hàn, người gọi ban bạch, ban trắng, ban cua... Ban bạch hay ban
trắng vì người ta thấy ở da người bệnh có những đốm trắng, những đốm đó chính là
mồ hôi đọng lại, khô đi ở lỗ chân lông. Vì bệnh lâu ngày, người bệnh không được
tắm rửa gì cả nên có hiện tượng đó. Chỉ cần lau sạch là hết. Nhưng tại sao “cua” thì
chịu. Tại lưỡi trẻ bệnh trắng? Tại lúc chết trẻ bệnh sùi bọt mép như con cua sùi bọt
cua? Có người quả quyết thấy hình dạng con cua nổi lên ở da người bệnh. (Tôi nhớ
có lần khám một trẻ bệnh có lá lách sưng rất lớn, gần tới lỗ rún. Người nhà nói với
tôi là bé bị thư con rùa trong bụng. Kể ra cũng có lý vì sờ lá lách có cạnh giống con
rùa thực! Cũng may là ta không có thứ ban rùa).
Thâm hiểm khôn lường: